Dù bạn là ai, đang làm việc trong lĩnh vực nào, để tiến tới thành công và giữ vững những thành công đó bạn đều cần phải tôi luyện năng lực của mình với phẩm chất lãnh đạo chuẩn mực. Điều này được tôi luyện bằng những bài học thực tế trong cuộc sống hoặc cũng có thể là những bài học được chia sẻ trên sách vở.
Để có được năng lực và phẩm chất lãnh đạo thực thụ, việc tôi luyện bản thân, học hỏi không ngừng là điều không thể thiếu. Bài viết dưới đây với 20 bài học quý giá cho nhà lãnh đạo sẽ giúp bạn có được tư liệu hữu ích trong quá trình học hỏi, nâng cao khả năng của mình.
- Bài học về tính kiên nhẫn
Nếu không có đủ kiên nhân, bạn dễ dàng mất đi sự bình tĩnh, cân bằng để phát huy hết khả năng của mình. Bởi lẽ nhà lãnh đạo thực thụ phải luôn là một người có khả năng tỉnh táo trong mọi trường hợp để buông bỏ những thứ không cần thiết và tập trung vào những mục tiêu cần ưu tiên.
- Học cách từ bỏ
Đối với những việc bất khả thi thì buông bỏ đúng lúc cũng chính là một nghệ thuật giúp giảm tải thiệt hại, bảo toàn thời gian và năng lượng để bạn có thể tập trung thực hiện những mục tiêu tối ưu hơn. Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo điều này càng trở nên cần thiết bởi mỗi quyết định của bạn có sức ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại của cả một doanh nghiệp, một tổ chức.
- Khả năng sớm phục hồi
Bên cạnh những thành công, thì thất bại cũng là điều không thể tránh khỏi của bất kì doanh nghiệp nào, nhà lãnh đạo nào. Và sau mỗi lần thất bại, sự nhanh chóng phục hồi là vô cùng quan trọng để lấy lại được sự cân bằng cần thiết và tiếp tục thực hiện những mục tiêu lớn hơn. Bởi vậy, là một vị lãnh đạo, bạn nhất thiết phải làm gương và đi đầu với khả năng này.
- Đừng nói lời từ chối với tư cách cá nhân
Khi từ chối bất kì một việc nào đó với nhân viên của mình, trước tiên bạn nên cho họ hiểu rằng sự từ chối này không dựa trên tư cách cá nhân và quan điểm cá nhân của bạn, hãy cho họ thấy rằng đây là quyết định dựa trên lợi ích của tập thể, điều này sẽ không chỉ đẩy lùi tư tưởng chống đối, ức chế mà còn khiến nhân viên tâm phục khẩu phục vị lãnh đạo của mình.
- Lường trước rủi ro
Khi lên kế hoạch cho một dự án mới, bạn phải nhìn nó với nhiều chiều, nhiều khả năng có thể sảy ra và đưa ra chiến lược ứng phó kịp thời, chủ động cho vấn đề, việc thất bại hoàn toàn có thể sảy ra, do đó, lường trước rủi ro và chủ có một kế hoạch chi tiết và chủ động ứng phó sẽ giảm bớt lúng túng và phục hồi một cách nhanh chóng.
- Gánh vác trách nhiệm
Khi một vấn đề sảy ra, thay vì đổ lỗi nếu bạn thẳng thắn nhìn nhận sự việc, biết cách gánh vác, nhận lỗi và sửa đổi thì không những bạn nhận được sự tin phục từ người khác mà còn nhanh chóng tìm ra được cách giải quyết thỏa đáng cho vấn đề, giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và triệt để, tránh những hậu quả đáng tiếc và hệ lụy dài lâu của nó.
Đây cũng là một trong số những tố chất lãnh đạo mà các nhà quản lý cần phải có.
- Chăm sóc sức khỏe
Trọng trách của một nhà lãnh đạo là rất lớn. Sức khỏe có tốt thì tinh thần mới minh mẫn, tập trung và đưa ra được quyết định sáng suốt, đây chính là lý do mà nhiều người cho rằng sức khỏe của doanh nhân cả về mặt vật lý và tinh thần đều phản ánh sức khỏe của chính doanh nghiệp mà họ đang điều hành.
Bởi vậy, là một nhà lãnh đạo thực thụ bạn không chỉ nên quá chú trọng vào trí tuệ mà quên đi vấn đề thể chất của mình.
- Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức
Một nghiên cứu mới đây do tổ chức tư vấn Green Peak Partners thực hiện đã phát hiện ra kỹ năng tự nhận thức là một trong những tiêu chí hàng đầu đối với nhà lãnh đạo thành công. Bởi lẽ, khả năng tự nhận thức của nhà lãnh đạo càng tốt thì họ càng dễ đưa ra những quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp. Chưa kể, chúng còn giúp họ thoát khỏi tư duy lối mòn.
Bởi vậy, để trở thành một nhà lãnh đạo tài trí, bạn nên rèn luyện cho mình kĩ năng tự nhận thức.
- Học cách trao quyền, giao việc
Một người dù giỏi đến đâu cũng không thể tránh khỏi những điểm yếu. Biết vận dụng sức mạnh của người khác để thực hiện những điều mình mong muốn một cách hiệu quả chính là cách làm thông minh của mọi nhà lãnh đạo.
Để nhân viên vui vẻ làm việc với tinh thần hợp tác, hãy biết cách tạo động lực và khuyến khích họ bằng cách trao quyền, trao trọng trách cho đúng người, đúng lúc.
- Học cách nói lời từ chối
Nhân viên có thể đề xuất mọi điều mà họ cho rằng sẽ khiến công việc trở nên tốt hơn. Tiếp nhận điều đó và xử lý là việc mà mỗi nhà lãnh đạo phải làm. Tuy nhiên, trong những ý kiến đề xuất đó, có những điều nên đồng ý và ngược lại có những điều cũng nên từ chối.
Lúc này, cách mà bạn nói lời từ chối cũng rất quan trọng, hãy tìm hiểu những cách nói lời từ chối một cách tinh tế, ít tổn thương và khiến nhân viên của mình hiểu rằng sự từ chối này là vì lợi ích chung của doanh nghiệp chứ không phải dựa trên suy nghĩ vì lợi ích cá nhân của ai đó.
- Học cách tin vào bản thân
Tin vào bản thân đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến nhà lãnh đạo giữ vững được tinh thần và sức mạnh để vượt qua mọi sóng gió, giữ vững lập trường của mình để không bị sao động, mất tinh thần trước những khó khăn.
- Tin vào những thứ lớn lao khác
Ngoài việc tin vào bản thân, để luôn có được cảm hứng, sức mạnh để thực hiện và vươn tới mục tiêu mong muốn, một trong những tố chất quan trọng được tìm thấy trong mọi nhà lãnh đạo tài trí chính là niềm tin vào những điều lớn lao khác.
- Học cách lắng nghe người khác
Dù kiến thức của bạn có sâu, rộng đến đâu thì chắc chắn rằng trong một số lĩnh vực bạn cũng không phải là chuyên gia. Lúc này, lắng nghe ý kiến của những người khác chính là cách tốt nhát để bạn có được cái nhìn đúng đắn, chính xác để đánh giá và quyết định một vấn đề nào đó.
- Đừng vội vàng ra quyết định
Trước một sự việc bất kì, đặc biệt là những việc có tầm quan trọng, bạn luôn cần phải suy xét kĩ lưỡng, dựa trên nhiều yếu tố, đứng trên nhiều góc nhìn để luôn có được sự tỉnh táo, quyết đoán, đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời. Do đó, tránh vội vàng ra quyết định cũng chính là một bản chất cần thiết cho các nhà lãnh đạo.
- Đừng điều hành doanh nghiệp vì lợi ích bản thân
Lãnh đạo một doanh nghiệp không phải điều dễ dàng mà những người bình thường có thể làm được, để làm được điều này bạn phải có được một tâm thế của nhà lãnh đạo với cái nhìn bao quát, tấm lòng rộng mở, vì lợi ích cộng đồng, tổ chức.
Đó cũng là lý do mà hầu hết các nhà lãnh đạo đều có những lý tưởng lớn lao chứ không phải vì lợi ích cá nhân.
- Không ngừng học hỏi
Không một ai trên đời có thể khẳng định mình biết hết tất cả mọi thứ, ngay cả những chuyên gia, nhà khoa học lớn trên thế giới, dĩ nhiên, các nhà lãnh đạo cũng vậy. Đó là lý do mà các nhà lãnh đạo thực thụ luôn luôn nâng cao tinh thần học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi để nâng cao khả năng quản lý của mình.
- Suy nghĩ sáng tạo
Sáng tạo chính là bí quyết để tạo ra những điều khác biệt, giúp bạn tạo nên những giá trị riêng, tạo dấu ấn cho doanh nghiệp của mình. Đó cũng chính là cách giúp doanh nghiệp của bạn khẳng định được thương hiệu và vị trí của mình. Do đó, sáng tạo chính là một yếu tố mà mọi nhà lãnh đạo nên có, cần có.
- Cho đi không cần nhận lại
Một trong những tố chất làm nên sự thành công của những nhà lãnh đạo lớn chính là tinh thần cho đi không cần nhận lại. Sự giúp đỡ vô tư sẽ lan tỏa những giá trị tốt đẹp ngay trong doanh nghiệp của bạn và cả trong cộng đồng.
- Minh bạch
Sự minh bạch, rõ ràng luôn là yếu tố quan trọng giúp tạo ra niềm tin cho nhân viên cũng như đối tác của bạn. Đây cũng chính là một trong những điều mà mỗi nhà lãnh đạo nên đề cao.
- Đối xử công bằng với nhân viên
Nếu một nhân viên cảm thấy có sự bất công bằng trong phong cách đối xử của nhà lãnh đạo, điều này sẽ làm nảy sinh tinh thần ức chế và bất mãn, không những khiến nhân viên mất tinh thần làm việc tích cực để đóng góp cho doanh nghiệp, tổ chức, trong nhiều trường hợp nhân viên bị đối xử bất công còn gây bất lợi cho doanh nghiệp bằng nhiều cách, hoặc bỏ việc.
Do đó, đối xử công bằng với nhân viên chính là một trong những nghệ thuật lãnh đạo mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng nên có.
Trên đây là những bài học, những tố chất cần thiết phải có đối với các nhà lãnh đạo được tập hợp từ ý kiến của những chuyên gia. Hy vọng đây sẽ là hành trang hữu ích cho các nhà lãnh đạo trong quá trình quản lý doanh nghiệp của mình.