Lúc này, có thể bạn đã biết lương là vấn đề có thể thương lượng được. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều quy tắc ở công việc mà bạn có thể thảo luận. Bất kể có được liệt kê rõ hay không, còn những yếu tố khác như linh động trong địa điểm làm việc, nghỉ thai sản, hay những dự án mà bạn làm cũng không hoàn toàn cứng nhắc.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bắt đầu đòi hỏi những yêu cầu trong những vòng phỏng vấn đầu tiên hoặc trong tuần làm việc đầu tiên. Nhưng nếu bạn là một thành viên có giá trị trong đội ngũ, hoặc bắt đầu một vị trí cấp cao, bạn sẽ có nhiều quyền tự do hơn.
David Lewis, chủ tịch kiêm CEO của OperationsInc, một công ty chuyên cung ứng và tư vấn nhân lực cho biết: “Người lao động khi bắt đầu sự nghiệp của họ có thể không có nhiều tiếng nói. Nhưng những người có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên thường có khả năng làm việc với nhà tuyển dụng để tìm ra các giải pháp giúp công việc tương xứng với cuộc sống của họ hơn.”
Vì vậy, hãy sẵn sàng lên tiếng. Dưới đây là 5 vấn đề khác ngoài chuyện lương bổng mà bạn có thể thương lượng – và lời khuyên từ những chuyên gia về cách tốt nhất tiếp cận từng vấn đề.
1. Thời gian linh hoạt
Trái ngược với những gì người ta thường nghĩ, nhiều người trong chúng ta không làm việc với khung giờ cứng nhắc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Theo cuộc khảo sát năm 2013 của nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Catalyst, 4 trong số 5 nhân viên trên toàn thế giới có bằng tốt nghiệp đại học có quyền sử dụng các hình thức sắp xếp công việc linh hoạt theo nhiều hình thức.
Nếu bạn cho rằng thời gian linh hoạt chỉ cần cho những người mẹ làm việc, khảo sát cho thấy rằng 50% nhân viên không có con cho rằng giờ làm việc linh hoạt là “rất quan trọng hoặc vô cùng quan trọng”. “Những tuần làm việc dồn dập, giảm thiểu lịch làm việc, chia sẻ công việc, và đảm bảo đủ 8 tiếng làm việc mỗi ngày không còn là ngoại lệ” Anna Beninger, Chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Catalyst, người đưa ra khảo sát, đã chia sẻ.
Cách để đạt được: Đầu tiên, hãy suy nghĩ về những gì bạn thực sự cần – thay vì hỏi chung chung về “thời gian linh hoạt”, bạn có thể hỏi chi tiết hơn, chẳng hạn như làm việc từ nhà vào mỗi thứ 6, hay về sớm 1 tiếng 2 ngày trong tuần. Khi bạn đã thu hẹp phạm vi lại, “hãy hỏi quản lý của bạn hoặc bộ phận nhân sự nếu ở công ty có những quy tắc như vậy hay không, hoặc nếu họ sẽ cân nhắc nó”, Beninger khuyên.
Sau đó, hãy lên kế hoạch chi tiết về cách mà bạn sẽ hoàn thành, hay thậm chí là vượt trội, trong những trách nhiệm và công việc hiện tại trong môi trường làm việc linh hoạt, và trình bày nó với quản lý của bạn bằng cách trao đổi hay viết ra giấy (phù thuộc vào mức độ thoải mái của bạn và mức độ của mối quan hệ). Nếu quản lý của bạn chần chừ, hãy đặt ra một khoảng thời gian thử nghiệm: Bạn sẽ làm việc trong khung giờ linh hoạt trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần, và sau đó chính thức hóa nó nếu như quản lý của bạn hài lòng với những đóng góp của bạn trong khoảng thời gian này.
2. Thăng tiến và Chức vụ
Cho rằng bạn có thể nhảy lên vị trí mới cao hơn khi đợt đánh giá hàng năm đến? Hãy nghĩ lại đi. “Nếu bạn thực sự mang lại giá trị cho tổ chức, chỉ cần qua vài tháng, bạn đã có thể được cân nhắc thăng chức”, Lynn Berger, nhà tư vấn và cố vấn nghề nghiệp ở New York City chia sẻ. “Nếu đó là vấn đề, bạn hãy theo đuổi nó”, cô nói thêm. “Bạn càng chờ đợi tiến triển trong chức vụ, thì cơ hội đạt được mục tiêu nghề nghiệp sẽ đến càng chậm”.
Cách để đạt được: Đặt nền móng bằng cách chứng minh rằng bạn là một nhân viên có giá trị (bạn có thể bắt đầu bằng những lời khuyên này từ những người sếp thực sự) và theo dõi những cơ hội để yêu cầu thăng tiến. Khi bạn tiếp cận người quản lý để yêu cầu xem xét, bạn muốn tạo ra một cơ sở thật tốt.
Một bí quyết khác: Tìm đồng minh trong công việc bằng cách cư xử tôn trọng, giúp đỡ người khác và thân thiện với mọi người. “Tìm cho mình một người ủng hộ, một người cấp trên luôn ủng hộ bạn,” Beninger khuyên. “Nghiên cứu cho thấy những nhân viên có người ung hộ sẽ thành công hơn trong sự nghiệp.” Một người ủng hộ bạn trong công ty sẽ hiểu rõ chính trị trong công việc của bạn và có thể giúp được bạn chuẩn bị một kế hoạch phù hợp để thăng tiến – hay ít nhất là nói tốt cho bạn khi cơ hội đến.
3. Nghỉ thai sản hoặc nghỉ khi có con (dành cho nam)
Trong số tất cả các quốc gia công nghiệp hoá, Mỹ tiếp tục tụt hậu trong các chính sách chủ động cho bậc cha mẹ: Nghỉ phép có lương cho những phụ huynh mới sinh con không bắt buộc về mặt pháp lý, và Đạo luật Nghỉ phép Gia đình và Y khoa năm 1993 về đảm bảo 12 tuần nghỉ phép không lương chỉ bao gồm nhân viên tại các công ty với hơn 50 công nhân.
Điều đó có thể giải thích tại sao chỉ có 16% trong số 250.000 nhân viên nhân sự được khảo sát cho biết các công ty của họ cung cấp chế độ thai sản hay nghỉ khi có con được trả lương vượt ra khỏi những phúc lợi khi không thể làm việc trong ngắn hạn, theo cuộc thăm dò của Hiệp hội Quản lý Nhân sự năm 2011. Mặc dù vậy, vẫn có những cách để giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ hơn sau khi bạn có con.
Cách để đạt được: Claire Bissot, giám đốc phát triển nguồn nhân lực của công ty CBIZ cho hay: “Mặc dù hiếm khi dài hơn ba tháng, ngoại trừ ở một số tiểu bang, bạn có thể đàm phán để “từ từ quay trở lại công việc. Sau khi con bạn chào đời, bạn chỉ có thể làm việc vài ngày một tuần, hoặc sắp xếp để làm việc ở nhà nhiều thời gian”, cô nói thêm. “Hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo ý kiến của quản lý nhân sự để đảm bảo rằng tuy giờ làm giảm đi, dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến những lợi ích như bảo hiểm sức khoẻ.”
Lewis từ công ty OperationsInc cũng đồng tình: “Trong thời đại mà mọi người có thể làm việc qua email, thật dễ dàng để duy trì một phần không thể tách rời trong đội ngũ làm việc của bạn ngay cả khi bạn không thể có mặt trong văn phòng. “Và, ông nói thêm, cơ hội của bạn có thể là tốt nhất bên ngoài thế giới của công ty. “Kích cỡ cũng là vấn đề quan trọng. Các công ty nhỏ hơn ít lo lắng hơn về việc thiết lập tiền lệ cho tất cả nhân viên, vì vậy họ thường linh hoạt hơn “.
4. Thời gian nghỉ phép
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, trung bình một công nhân Mỹ làm việc cho các công ty tư nhân chỉ có 10 ngày nghỉ phép trả lương và 6 ngày nghỉ lễ được trả lương, nhưng nếu bạn là một nhân tố quý giá trong công ty của bạn hoặc có vị trí cao hơn, Lewis nói: “Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nghỉ nhiều hơn số ngày đang được nhận. Bạn cũng có thể được tăng số ngày phép trong những trường hợp bất thường”, anh giải thích. Ví dụ: “Nếu bạn đang kết hôn và muốn đi hưởng tuần trăng mật, hoặc bạn có một người thân bị bệnh cần chăm sóc.”
Cách để đạt được: Nếu không có những quy tắc cho các trường hợp đặc biệt như đám cưới hoặc trường hợp khẩn cấp của gia đình, giai đoạn đánh giá hàng năm hoặc nửa năm của bạn là thời điểm tốt để yêu cầu thêm kỳ nghỉ. Trước khi đến gặp nhân sự, hãy chắc chắn để lại cái tôi của bạn ở cửa: “Nếu bạn đi vào với thái độ rằng bạn cần hoặc mong đợi một số thời gian nghỉ thêm nhất định hoặc tồi tệ hơn, nói với người quản lý rằng bạn sẽ dùng nó – chắc chắn sau đó bạn sẽ gặp phải sự phản kháng “, Lewis cảnh báo.
Những lý giải tế nhị giải thích cách giảm tối thiểu những tác động khi vắng mặt ở công ty (ví dụ: Tôi sẽ nghỉ 2 tuần để giải quyết một số vấn đề gia đình. Tôi có ý định kiểm tra email thường xuyên và làm việc với đồng nghiệp của tôi để đảm bảo rằng các dự án được quản lý kỹ lưỡng trong thời gian đó”) sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn – đặc biệt trước khi bạn có ý định nghỉ một thời gian dài.
5. Tham gia các dự án lớn
Nếu bạn muốn bơi cùng những con cá lớn, bạn phải lặn xuống biển sâu – và đó là lý do mà bạn có thể, và nên yêu cầu tham gia vào những dự án thú vị có thể vượt quá khả năng hay kỹ năng (dự kiến) của bạn, Berger giải thích. Trên thực tế, nghiên cứu cho rằng việc tự do lựa chọn công việc xây dựng tính tự chủ trong công việc – một trong những yếu tố chủ chốt của sự hài lòng trong công việc.
Cách đề đạt được: Trừ khi đó là những dự án cực kỳ nhạy cảm hay nhạy cảm về mặt thời gian, bạn không cần viết ra yêu cầu của mình, Berger nói – nhưng hãy chuẩn bị tinh thần để bắt đầu thảo luận với quản lý của bạn hoặc/và quản lý dự án và nói với họ rằng bạn có thể mang lại giá trị cho dự án nói riêng và tổ chức nói chung. “Kể cả khi bạn không được chấp thuận,” cô nói tiếp, “qua hành động đứng lên đề nghị, bạn đã tiến một bước trong quá trình xây dựng hình ảnh của mình trong công việc.”