Gắn kết nhân viên là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng một tập thể vững mạnh, cùng nhau nỗ lực thực hiện những kế hoạch, mục tiêu để từng bước đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự đoàn kết của nhân viên đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty. Vậy làm sao để gắn kết nhân viên để đem lại môi trường làm việc thoải mái nhất cho họ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của CoffeeHR.
Sự gắn kết nhân viên là gì?
Vậy gắn kết nhân viên là gì?
Gắn kết nhân viên (Employees Engagement) là bí quyết thành công của rất nhiều ông lớn trên thị trường toàn cầu, tiêu biểu như Google, Walt Disney, Audi,… Khi mỗi nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy gắn kết với chính công ty và đồng nghiệp, họ sẽ dồn trọn tâm huyết vào công việc, mang lại hiệu suất làm việc cao và lan tỏa hạnh phúc đến khách hàng.
Tại mỗi công ty, sự gắn kết của nhân viên dựa trên sự cam kết hai chiều, tính chính trực, tin tưởng và sự giao tiếp giữa nhân viên và doanh nghiệp. Khi sự gắn kết nhân viên tăng lên, cơ hội thành công của doanh nghiệp cũng tăng.
Một doanh nghiệp có nhân viên gắn kết hay không tùy thuộc vào các chính sách và phương pháp quản trị nhân sự. Muốn biết nhân viên có gắn kết tốt không, mức độ gắn kết thế nào,… hãy xem họ có thấy tuyệt vời mỗi ngày đi làm, họ có biết mình sẽ làm gì vào ngày hôm đó và họ có ý tưởng mới mẻ nào cho công việc hay không?
Tại sao nên gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp?
Có 4 lý do mà doanh nghiệp nên gắn kết nhân viên, đó là: Cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc, giảm luân chuyển nhân viên, nâng cao văn hóa công ty, hạn chế thời gian vắng mặt.
Cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc
Những nhân viên chỉ đi làm để nhận lương, không muốn gắn bó có xu hướng tìm cách để nhận ít việc nhất. Ngược lại, một nhân viên thực sự muốn gắn bó và cống hiến sức mình để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sẽ nỗ lực, sáng tạo để mang lại chất lượng công việc tốt nhất.
Giảm luân chuyển nhân viên
Theo nhiều nghiên cứu, việc giữ chân nhân viên là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp nhỏ, khi nhân viên nghỉ việc gây ra sự gián đoạn trong các dịch vụ, tốn kém tiền bạc và dễ làm “phật lòng” khách hàng. Chưa kể, việc thay thế nhân viên vừa rời đi cũng tốn đến 40% tiền lương.
Trên thực tế, một nhân viên có thể thỏa mãn về công việc họ đang làm. Thế nhưng nếu được đề xuất với một mức lương cao hơn tại nơi khác, họ sẽ dễ dàng “dứt áo ra đi”. Ngược lại, một nhân viên có sự gắn bó với công ty thường không muốn từ bỏ vị trí của mình. Họ cảm thấy có giá trị và trách nhiệm trong việc giúp doanh nghiệp vươn đến mục tiêu đã đề ra.
Khi nhân viên thực sự gắn kết với doanh nghiệp, cám dỗ tiền bạc, phúc lợi không “cướp” họ đi từ công ty của bạn. Đơn giản là vị sự liên kết tinh thần và cảm xúc với công việc của họ vô cùng chặt chẽ. Vì thế, việc gắn kết nhân viên có ý nghĩa lớn trong vấn đề giảm luân chuyển nhân sự giữa thị trường siêu cạnh tranh ngày nay.
Xem thêm: 8 sai lầm khiến nhân viên có năng lực nghỉ việc
Nâng cao văn hóa công ty
Một nền văn hóa “tồi” có thể là “sâu mọt” phá vỡ một tổ chức. Vì thế, văn hóa công ty có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi nhân sự, bất kể họ ở vị trí nào trong doanh nghiệp. Khi có sự gắn bó nhất định với tổ chức, nhân viên hiểu được vai trò quan trọng của mình. Vì thế, họ có thể giúp lãnh đạo, đào tạo và tư vấn cho những người xung quanh. Đây cũng là một cách xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp tốt mà nhiều công ty đang áp dụng.
Hạn chế thời gian vắng mặt
Những nhân viên gắn bó với công ty sẽ rất muốn đi làm để được cống hiến, họ tin vào những gì mình đang làm. Ít có trường hợp đi trễ, vắng họp hay bỏ lỡ công việc xảy ra. Thậm chí nhiều người còn tận dụng thời gian riêng để nỗ lực cho công việc.
Cách gắn kết nhân viên giúp doanh nghiệp phát triển ổn định
Giao tiếp là yếu tố quan trọng
Để gắn kết nhân viên, giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng. Tần suất và cách mà các cấp quản lý giao tiếp với nhân viên ảnh hưởng đến mức độ mong muốn gắn kết của họ. Khi có mối quan hệ tốt với lãnh đạo, quản lý, cấp trên, nhiều khả năng nhân viên sẽ mong muốn gắn bó lâu dài. Khi bị phớt lờ, không được quan tâm, thiếu sự lắng nghe,… khả năng rời bỏ công ty sẽ cao hơn.
Để lắng nghe trọn vẹn tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, bạn nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ và duy trì liên lạc với họ. Đây là cách giúp nhân viên thấu hiểu và gắn kết với nhau nhiều hơn.
Giữa nội bộ doanh nghiệp và giữa các bộ phận có thể tăng cường sự gắn kết thông qua những dự án làm việc hợp tác. Phương pháp này giúp giữ cho thông tin liên lạc luôn được ổn định, giúp nhân viên được truyền cảm hứng từ những đồng nghiệp và gia tăng cảm giác gắn bó.
Các hoạt động teambuilding
Không điều gì gắn kết nhân viên tuyệt vời hơn các hoạt động team building. Chính những hoạt động ngoài trời này giúp nhân sự giữa các phòng ban dễ dàng quen biết, tìm hiểu và gắn kết với nhau. Chưa kể, teambuilding còn tạo điều kiện để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh tốt hơn.
Thường xuyên tổ chức teambuilding còn giúp nhân viên nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm bớt áp lực trong công việc hàng ngày, nạp lại năng lượng để quay trở lại guồng quay công việc một cách tốt nhất.
Mục tiêu và giá trị phù hợp
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xác định rõ mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn. Khi tuyên bố sứ mệnh một cách rõ ràng và mạnh mẽ, nhân viên của bạn sẽ hình dung rõ hơn về bức tranh phát triển của doanh nghiệp. Họ sẽ biết mình đang làm gì, bằng cách nào và phục vụ cho điều gì.
Khi xây dựng và xác lập mục tiêu, giá trị doanh nghiệp, người lãnh đạo cũng có thể tham khảo ý kiến của cấp dưới để biết rằng họ đang nghĩ gì về mục tiêu của công ty. Dựa trên điều này, bạn có thể dễ dàng vạch rõ mục tiêu chung của doanh nghiệp thông qua cái nhìn sâu sắc của chính những nhân sự đang làm việc.
Khen thưởng khi nhân viên làm tốt
Một trong những cách gắn kết nhân viên hiệu quả nhất chính là khen thưởng khi họ hoàn thành tốt công việc. Phần thưởng có ý nghĩa khuyến khích, động viên nhân viên làm việc nỗ lực hơn, năng suất hơn để sớm đạt được mục tiêu của họ.
Công nhận nhân viên bằng khen thưởng là phương pháp hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nó cho nhân viên biết rằng họ đang đi đúng hướng, giúp gia tăng sự gắn bó, nâng cao lòng trung thành và cảm hứng trong công việc.
Khi cảm thấy mình được trân trọng, nhân viên ít có xu hướng rời bỏ công việc họ đang làm hay chạy theo những công việc mới thu nhập tốt hơn. Bên cạnh đó, nhân viên còn ngày càng gắn bó và nỗ lực không ngừng để đạt thành tích tốt. Vì thế, đây là bài học về quản trị nhân sự quan trọng mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện.
Không gian làm việc thoải mái
Mỗi ngày dành 8 tiếng hoặc hơn ở văn phòng, nhân viên rất xem trọng không gian làm việc của mình. Vì thế, nếu trang bị một chỗ làm việc đủ tiện nghi, thoải mái và thân thiện sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc hiệu quả hơn. Gợi ý một vài cách thiết kế nơi làm việc cho nhân viên:
- Nơi làm việc phải phù hợp với tính chất công việc
- Có khu vực cung cấp đồ ăn, nước uống
Phúc lợi đầy đủ về sức khỏe
Rào cản giữa nhân viên và doanh nghiệp phần nào bị phá bỏ khi họ được quan tâm ở khía cạnh sức khỏe. Bởi nhu cầu được an toàn là một nhu cầu cơ bản của con người, nếu được đáp ứng, nhân viên có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn. Vì thế, doanh nghiệp có thể chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bằng cách:
- Đóng đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể theo quy định
- Tổ chức các chương trình khám chữa bệnh miễn phí theo định kỳ
- Chế độ chi trả chi phí ăn uống khi nhân làm việc tăng ca
- Chính sách giờ làm việc linh hoạt tùy đặc tính công việc
- Có khu vực cung cấp đồ ăn, nước uống
Thường xuyên training cho nhân viên
Để tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hơn, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức training, cung cấp những khóa học đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Có chính sách này, việc gắn kết nhân viên với doanh nghiệp sẽ sâu sắc hơn. Gợi ý những hoạt động giúp nhân viên phát triển bản thân:
- Tổ chức các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm phục vụ công việc
- Tìm hiểu định hướng phát triển của nhân viên, có kế hoạch giúp đỡ họ phát triển trong sự nghiệp
- Hỗ trợ chi phí để nhân viên tham gia các khóa học khác ngoài doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên theo định kỳ
- Giao tiếp và lắng nghe với nhân viên thường xuyên
Trở thành người quản lý tốt
Nhiều khảo sát cho thấy rằng nhân viên có xu hướng gắn kết với công ty lâu dài hơn nếu hài lòng với khả năng dẫn dắt của người quản lý. Bằng việc tạo ra những cảm xúc tích cực, người quản lý sẽ khiến nhân viên của mình có thêm sự nhiệt thành trong công việc.
Với tư cách là người quản lý, bạn có thể làm những điều sau với nhân viên của mình:
- Giao tiếp thường xuyên với nhân viên của mình
- Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị công việc, quản trị nhân sự
- Tin tưởng và giao việc đúng người cho nhân viên
- Khuyến khích nhân viên đưa ra đánh giá và nhận xét để đôi bên hiểu nhau hơn
- Duy trì tình thần và thái độ tích cực với nhân viên
Lãnh đạo truyền cảm hứng
Nhà lãnh đạo và nhân viên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhân viên muốn làm việc dưới trướng lãnh đạo có tầm nhìn về con người, coi trọng giá trị của họ và thể hiện sự trung thực khiến họ có động lực gắn kết với công việc hơn.
Đo lường và cải thiện mức độ gắn kết
Khi đã áp dụng đầy đủ các phương pháp giúp gắn kết nhân viên kể trên, doanh nghiệp cần tiến hành đo lường để thu về phản hồi từ chính nhân viên của mình. Từ đó kịp thời đưa ra những hành động phù hợp nhằm ngăn cản những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng 3 thước đo cơ bản là: Employee Turnover Rates, Employee Net Promoter Scores và Employer Satisfaction Scores.
Để đảm bảo kết quả đo lường chính xác và khách quan nhất, doanh nghiệp cần lưu ý đến tần suất và tính nhất quán trong tiến trình đo lường, thu thập và xử lý. Mọi phản hồi của nhân viên cần được thu thập theo thời gian thực, hiệu quả nhất là khi nhân viên có đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp.
>Xem thêm: Video Đo lường sự gắn kết của nhân viên
Trên đây là những kiến thức cô đọng nhất về vai trò, ý nghĩa và phương pháp của việc gắn kết nhân viên (Employee Engagement) trong quản trị nhân sự. Khi một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên thực sự gắn bó một cách sâu sắc sẽ tạo nên nền móng vững chắc đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, vươn xa hơn trên thị trường.