11 xu hướng công nghệ thông tin trong 20 năm qua

Hai thập kỷ trước, chúng ta vẫn đang sử dụng modem quay số và ngày nay thế giới nằm trong tầm tay của chúng ta. Các xu hướng công nghệ mang tính đột phá đã xuất hiện, chúng sẽ tăng tốc phát triển, biến đổi nhiều ngành công nghiệp và định hình thế giới tương lai.

Dữ liệu lớn (Big data)

Big data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian nào đó.

Dữ liệu lớn bắt đầu tại thời điểm khi dữ liệu của tổ chức hay doanh nghiệp nào đó phát triển nhanh hơn so với khả năng quản lý dữ liệu của bộ phận công nghệ thông tin (CNTT). Và hiện nay, quản lý dữ liệu là một lĩnh vực đặc biệt.

Tất cả những thói quen của người dùng trên Google Search, YouTube, Facebook,… từ nội dung quan tâm cho tới vị trí rê, nhấn chuột,… đều là nguồn dữ liệu mà các “gã khổng lồ” này sẽ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trên hết, chúng là nguồn dữ liệu thô cơ bản để tạo nên một kho dữ liệu lớn và được phân tích bởi máy học để cuối cùng thu được nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Mục đích cuối cùng là máy học cộng dữ liệu lớn sẽ tạo nên những trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh vượt ra khỏi khả năng suy luận của con người.

Trình duyệt web đầu tiên

Microsoft đã đi đầu trong cuộc cách mạng internet với sự ra mắt của Internet Explorer vào năm 1995, cho phép người dùng lướt web trên toàn thế giới thời điểm đó. Từ năm 2002 đến 2003, khoảng 95% người dùng web đã sử dụng nó làm phương tiện chính để truy cập các trang web khi nhiều người trên thế giới có được quyền truy cập internet.

Hiện nay, trải nghiệm người dùng là tất cả những gì về các trình duyệt web phải đáp ứng được, bao gồm cả ứng dụng di động. Điều đó có nghĩa là cần lập kế hoạch nhiều hơn cho các giao diện người dùng khác nhau, cùng với việc ưu tiên trạng thái dữ liệu khi kết nối bị gián đoạn. Về mặt tích cực, nó dễ học hơn ngày xưa.

Điện toán đám mây (Cloud computing)

Các công ty đang nhận ra việc chỉ sử dụng riêng lẻ kết nối đám mây công cộng, đám mây riêng tư hay trung tâm dữ liệu không hẳn là lựa chọn tốt nhất. Thỉnh thoảng, họ cần phải kết hợp lại. Quá trình kết nối đám mây đang tiếp tục hoàn thiện để bắt kịp nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp, dù họ muốn lưu trữ, kết nối, bảo mật hoặc phát triển ứng dụng dựa trên đám mây. Các nhà cung cấp đám mây công cộng như Amazon hay Alibaba đang bắt đầu đưa ra các tùy chọn đám mây riêng. Multicloud, đám mây đa phương tiện, sẽ là từ ngữ thông dụng mới. Trải nghiệm cũng phải liền mạch, an toàn và được sắp xếp hợp lý.

Về lý thuyết, nó rẻ hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn so với thực hiện công việc đó trong nội bộ.

Thương mại hóa (Commoditization)

Các nhà cung cấp CNTT lớn thường muốn bán cho người dùng và doanh nghiệp những phần cứng quá đắt trong những năm 2000. Nhiều năm sau đó, phần cứng giá rẻ đã trở nên đủ tốt, vì vậy các nhà cung cấp hàng đầu đã thay đổi trọng tâm của họ sang sản xuất phần mềm trong những năm 2010. Từ các thiết bị dự phòng cho tường lửa đến tổng đài, việc bán hàng trở nên bình thường. Đối với người dùng vẫn có thể muốn một cái gì đó đặc biệt cho cơ sở dữ liệu giao dịch hoặc các ứng dụng cao cấp khác.

Tiêu dùng hóa (Consumerization)

Thật khó để dự đoán vào năm 2000 rằng đến năm 2020 mọi người sẽ muốn mọi thứ hoạt động như điện thoại của mình. Người dùng muốn đưa các thiết bị của mình vào hoạt động và các nhân viên kỹ thuật (nhà phát triển, kỹ sư, nhà khoa học, v.v.) không hài lòng khi hạ tầng CNTT không đáp ứng hết công việc mà người dùng mong muốn như thiết lập các mạng sử dụng chữ ký số hay những công việc không liên quan đến giấy tờ. Và hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới lấy người dùng làm trung tâm chính.

Quản lý thiết bị (Device management)

Tất cả các điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, điểm truy cập, máy chiếu và các trạm sạc di động phải được ghi lại, bảo mật và bảo trì. Quản lý thiết bị là một ngành công nghiệp lớn. Các chuyên gia, người có chuyên môn đang tìm ra những cách thức mới để theo dõi mọi thứ, sao lưu dữ liệu, tung ra các bản cập nhật qua mạng và giữ an toàn cho các thiết bị khi chúng được kết nối mạng internet.

DevOps

DevOps là một thuật ngữ để chỉ một tập hợp các hành động trong đó nhấn mạnh sự hợp tác và trao đổi thông tin của các lập trình viên và chuyên viên tin học khi cùng làm việc để tự động hóa quá trình chuyển giao sản phẩm phần mềm và thay đổi kiến trúc hệ thống.

Điều gì xảy ra nếu các lập trình viên và những những người kỹ thuật khác làm việc cùng nhau thay vì tách riêng biệt. Về lý thuyết, nó hỗ trợ các ứng dụng hoạt động tốt hơn, giúp người dùng vui vẻ hơn và tương tác mượt mà hơn với các hệ thống máy tính, tất cả đều được xây dựng và cập nhật nhanh hơn.

Lập trình ngôn ngữ (Programming language proliferation)

Nếu bạn đang nghĩ đến việc học lập trình, thì ngôn ngữ bạn quyết định chọn để bắt đầu phụ thuộc rất nhiều vào cái mà bạn đang cố gắng học, cái mà bạn muốn làm với kỹ năng đó và cái đích cuối cùng mà bạn muốn đi tới. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ lập trình dễ học hơn những ngôn ngữ khác và có một cộng đồng tích cực trong việc dạy hoặc đưa ra nhiều các kỹ năng hữu ích một khi bạn đã học chúng.

Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như: C++, C#, Java, Python, JavaScript, PHP…

Bảo mật

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ và khả năng giao tiếp giữa các thiết bị ngày càng khăn khít hơn, tính bảo mật sẽ phải được đề cao. Từ những công nghệ bảo mật đơn giản như chuỗi mật khẩu, giờ đây các công nghệ xác thực theo thời gian thực như OTP, xác thực hai lớp hoặc nhiều hơn, công nghệ bảo mật vân tay, mống mắt, mã hóa phức tạp,… khi được nâng cao sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Ảo hóa (Virtualization)

Khái niệm này được nhắc nhiều, nhắc lại trong nhiều thập kỷ và trong những năm 2010, nó đã trở nên rất lớn và phổ biến. Hầu hết các máy chủ quan trọng ngày nay đang chạy rất nhiều hệ điều hành và rất nhiều ứng dụng. Chúng có ưu điểm đó là tiết kiệm rất nhiều tiền, tiết kiệm không gian, tiết kiệm năng lượng, giảm tiếng ồn, giảm rắc rối quản lý phần cứng.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Những đổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục mang đến những đột phá khoa học, một phần nhờ vào lượng dữ liệu khổng lồ mà các công nghệ mới đã thu thập được và hiện có sẵn.

Học máy và AI sẽ được áp dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, tạo ra các hoạt động kinh doanh thông minh.

Những tiến bộ trong công nghệ học máy và huấn luyện thuật toán sẽ tạo ra AI mới và tiên tiến hơn. Xe tự hành và robot là hai ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh nhất trong tương lai.

Sự hội tụ của trí tuệ nhân tạo, học máy và học sâu (Deep Learning) trong các ứng dụng kinh doanh. Khi AI và các công nghệ học tập kết hợp với nhau để đạt được kết quả tốt hơn, AI sẽ có độ chính xác cao hơn ở mọi cấp độ.

Tác giả: Anh Ngọc

Cuộn lên trên cùng