Lương khoán là gì? Đây cũng là một hình thức trả lương, bên cạnh các hình thức trả lương thường thấy như: trả lương theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, theo giờ làm,… và hình thức trả lương này cũng được doanh nghiệp dựa theo chất lượng, khối lượng công việc và thời gian hoàn thành để trả thù lao xứng đáng cho người lao động. Cùng phân tích cụ thể rõ hơn về lương khoán qua các chia sẻ dưới đây.
Lương khoán là gì?
Lương khoán là gì? Thực chất đây là một hình thức trả thù lao mà người lao động nhận được khi thực hiện một công việc, nhiệm vụ nào đó cho công ty, doanh nghiệp, cũng tương tự với nhiều hình thức trả lương khác như: trả lương theo tháng, theo tuần, theo sản phẩm, …
Trước khi hình thức lương khoán được thực hiện giữa người lao động và bên doanh nghiệp sử dụng lao động, giữa hai bên cần có ký kết một hợp đồng công việc “giao khoán” rõ ràng giữa hai bên về số tiền và những hạng mục công việc.
Điều đặc biệt của lương khoán là gì? Đó là trước khi tiến hành nhận công việc, người lao động sẽ nhận được từ bên sử dụng lao động một khoản tiền trước, gọi là tiền đặt cọc, số tiền còn lại sẽ được nhận đầy đủ sau khi công việc, nhiệm vụ hoàn thành theo ký kết trong hợp đồng giao khoán.
Theo Bộ luật Lao động năm 2012, hình thức trả lương khoán đã được quy định rõ ràng rằng: “Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì NSDLĐ phải thông báo cho người lao động (NLĐ) biết trước ít nhất 10 ngày.”
Như vậy, lương khoán cũng là một hình thức trả lương được pháp luật công nhận để người sử dụng lao động và người lao động có quyền lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đôi bên, miễn là có sự thỏa thuận đồng ý và ký kết hợp đồng rõ ràng giữa hai bên.
Những công việc có thể áp dụng hình thức lương khoán là gì? Hình thức trả lương này thường được áp dụng với các dự án, các công việc, hay lĩnh vực sản phẩm mang tính ngắn hạn, ít có sự lặp lại, mà người sử dụng lao động có nhu cầu cần đáp ứng gấp tùy thời điểm trong hoạt động kinh doanh.
» Đừng bỏ lỡ: Trả lương 3P – 05 Thực trạng đang tồn tại trong doanh nghiệp
Ưu và nhược điểm của lương khoán
Sau khi đã hiểu “lương khoán là gì?”, giờ bạn nên tìm hiểu, ưu và nhược điểm của hình thức trả lương khoán để có kế hoạch áp dụng đúng đắn hơn. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của lương khoán là gì?
Hình thức trả lương khoán hiện nay rất được nhiều doanh nghiệp và người lao động ưa chuộng, bởi nó dễ dàng và nhanh chóng hơn khi tính thù lao cho các hạng mục công việc.
Hơn nữa, khi thuê khoán người lao động, doanh nghiệp có thể hoàn toàn phó thác cho người lao động, mà chỉ quan tâm đến kết quả nhận được, chứ không cần phải kiểm soát quá trình thực hiện chặt chẽ.
Nhược điểm của lương khoán là gì?
Vì theo như đặc điểm riêng của loại hình trả lương khoán, là doanh nghiệp phải trả trước cho người lao động một khoản tiền nhất định, phần còn lại sẽ trả nốt khi công việc hoàn thành, bàn giao đầy đủ.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ cần tính toán đơn giá các hạng mục công việc hết sức cẩn thận, tỉ mỉ để người nhận khoán có được lợi ích và quyền lợi nhất định. Đồng thời, hai bên cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra thỏa thuận, ký kết hợp đồng đáp ứng cho nhu cầu của cả hai bên.
» Tham khảo thêm: Bậc lương là gì? Điều kiện và quy chế xét nâng bậc lương
Cách tính lương khoán chuẩn mới nhất hiện nay
Vậy cách tính lương khoán tiêu chuẩn đúng nhất là gì? Lương khoán là mức thù lao người sử dụng lao động trả cho người lao động sau khi hoàn thành công việc, nhiệm vụ, sản phẩm,… theo đúng ký kết đôi bên đã chấp thuận.
Và lương khoán được tính theo công thức sau:
Lương khoán = | Mức lương khoán x | Tỷ lệ % hoàn thành công việc |
Như vậy, số tiền trả lương theo cách này còn phụ thuộc nhiều vào khối lượng công việc/sản phẩm hoặc doanh thu của cá nhân/ đội nhóm thực hiện công việc, và có thể chịu tác động từ nhiều yếu tố khác như: thời gian hoàn thành, tính lương theo hệ số, số điểm, chức danh, mức độ công việc, lĩnh vực chuyên môn của công việc,…
Lưu ý: Mức lương, cùng thời gian hoàn thành công việc đều theo như thỏa thuận, hợp đồng ký kế trước đó của đôi bên, nếu có thay đổi thì cả đôi bên đều phải đồng ý, chấp thuận.
Các hình thức trả lương khoán hiện nay
Các hình thức trả lương khoán phổ biến
Theo Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận và hình thức trả lương phù hợp theo thời gian, sản phẩm, tính chất công việc, …
Dưới đây là các hình thức trả lương khoán được áp dụng phổ biến nhất:
- Trả lương khoán theo thời gian thực hiện công việc, như: theo ngày, theo tuần, theo tháng,…
- Trả lương khoán theo sản phẩm căn cứ vào mức độ hoàn thành sản phẩm, số lượng, chất lượng sản phẩm.
- Trả lương khoán theo khối lượng công việc và thời gian bàn giao giữa đôi bên.
Và khoản lương khoán này có thể được trả bằng tiền mặt, trả qua tài khoản ngân hàng, trả bằng sản phẩm,… đều được miễn là có sự đồng ý của đôi bên.
3 Lưu ý khi áp dụng thanh toán lương khoán
- Hình thức trả lương khoán đòi hỏi phía doanh nghiệp phải tính toán rất tỉ mỉ, cẩn thận chi phí, mức lương khoán để vừa tối ưu và đáp ứng tốt với chi phí thuê nhân sự của doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp, đảm bảo được quyền lợi cho người lao động.
- Doanh nghiệp cần đưa ra nhiều mức lương khoán khác nhau tương ứng với mức độ hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc khác nhau để người lao động lựa chọn, có thể hứa hẹn trả thêm tiền thưởng để người lao động có động lực phát huy tốt nhất khả năng làm việc của mình.
- Trong hợp đồng giao khoán giữa doanh nghiệp và người lao động, doanh nghiệp cần tỉ mỉ đến từng điều khoản, rõ ràng và chi tiết về yêu cầu công việc cùng khoản tiền lương tương ứng, để hạn chế phát sinh tranh cãi, hiểu lầm giữa hai bên sau khi kết thúc công việc.
» Tham khảo thêm: C&B là gì? Vai trò của 1 chuyên viên C&B trong nhân sự
Một số câu hỏi thường gặp về lương khoán
Lương khoán có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ vào Thông tư 111/2013/TT-BTC,Điều 25 Khoản 1 – Điểm i có quy định về Khấu trừ thuế, thì về nguyên tắc, khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo hình thức lương khoán thì vẫn phải thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% TNCN. Nếu doanh nghiệp không muốn khấu trừ khoản thuế này, thì cần phải yêu cầu cá nhân người lao động thực hiện mẫu đơn cam kết 02/CK-TNCN theo hướng dẫn đã được quy định.
Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định của luật bảo hiểm thì lương khoán là một khoản thu nhập không bao gồm phụ cấp hay khoản bổ sung khác, nên cũng phải đóng bảo hiểm. tức là doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho cá nhân người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lương khoán là gì và các nội dung liên quan, hy vọng giải đáp được thắc mắc, mối quan tâm của bạn đọc.
OOS Software có hơn 15 năm nghiên cứu và phát triển, là đối tác tin cậy hỗ trợ công tác quản trị nhân sự, đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thị trường. Liên hệ ngay để nhận tư vấn Phần mềm Tuyển dụng cho Doanh nghiệp của bạn.