Quản lý nhân sự là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng giữa các chuyên gia. Thuật ngữ này đem lại một phần quan trọng trong sự thành công của bất kỳ một hệ thống. Chức năng này hiện diện trong bất kỳ quá trình quản trị nào nhằm giúp tối đa hóa năng lực của nhân viên.
Nhân viên có giá trị được giữ lại trong một công ty và cũng có một số khía cạnh như văn hóa doanh nghiệp, chính sách, quyền lợi, bồi thường, và mối quan hệ lao động được duy trì bởi sự trợ giúp của quản trị nhân sự.
Nhân sự thiết lập các chiến lược, chính sách, hệ thống, tiêu chuẩn và thủ tục. Có một số nhiệm vụ như chăm sóc và quản lý nguồn nhân lực. Quản lý nhân sự cũng chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên, khen thưởng, đánh giá năng lực, tuyển dụng mới hoặc thay thế và nhiều hơn nữa.
Có vô số lý do để chỉ ra tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong một tổ chức. Dưới đây là một vài điểm mà nói lên tại sao chúng tôi cho rằng quản lý nhân sự là quan trọng.
1. Giúp bạn đạt được mục tiêu của mình
Vai trò cơ bản của quản lý nhân sự là giúp công ty đạt được mục tiêu một cách thường xuyên bằng các phương tiện của việc phát triển thái độ tích cực giữa các nhân viên. Họ trợ giúp tiết giảm lãng phí và tận dụng việc tối đa hoá thu nhập ròng từ các nguồn lực.
2. Thiết kế chương trình Tuyển dụng và Đào tạo
Quản lý nhân sự có vai trò quan trọng bởi vì họ sàng lọc đúng nhân viên trong quá trình tuyển dụng. Họ đề xuất các sáng kiến và tiêu chuẩn thiết kế phù hợp nhất cho mỗi công việc cụ thể. Khi cần thiết, họ cũng cung cấp sự chuẩn bị cho nhân viên, giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho hiện tại và sau đó tiếp tục những kỹ năng mới.
3. Phát triển chuyên môn
Các chính sách được thông qua bởi quản lý nhân sự giúp cung cấp những chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên nhằm giúp nhân viên phát triển chuyên môn một cách chuyên nghiệp. Chuyên môn của họ được sử dụng bên trong hệ thống hiện tại và trong các công ty khác trong tương lai.
4. Đánh giá năng lực
Hệ thống quản lý nhân sự thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua quá trình đánh giá năng lực. Ví dụ như đánh giá và phát triển năng lực lãnh đạo cho cấp quản lý hoặc đánh giá hành vi.
Những việc này hướng nhân viên hành động theo năng lực của họ và cũng cung cấp các dự tính để đạt được tiến bộ. Năng lực của nhân viên theo vai trò của họ sẽ được giám sát thường xuyên. Với khái niệm này, các nhân viên có thể cho ra một phác thảo về mục tiêu và cách tiến đến mục tiêu cuối cùng nhằm giúp phát triển bản thân. Bằng cách này, nhân viên được thúc đẩy và thực hiện công việc tốt hơn.
5. Duy trì môi trường làm việc tốt
Một khía cạnh quan trọng cần được nhìn nhận là môi trường nơi làm việc và văn hóa làm việc đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của một nhân viên. Phòng nhân sự cung cấp điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.
Một nhân viên đáng tin cậy trong một môi trường làm việc tốt có khả năng có hiệu suất tốt hơn. Ngoài ra, một môi trường làm việc tốt sẽ dễ dạng tạo ra sự hài lòng trong công việc hơn.
6. Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm
Hệ thống quản lý nhân sự có thể giúp và rèn luyện các cá nhân làm việc trong theo nhóm, trở nên giúp ích cho nhóm. Bằng cách này mà hiệu quả làm việc theo nhóm được tăng cường và nhân viên cũng học được cách điều chỉnh và phối hợp với nhóm của họ.
7. Giải quyết tranh chấp
Luôn có nhiều phức tạp xảy ra trong một môi trường làm việc. Trong tình huống như vậy, bộ phận nhân sự đóng vai trò như một nhà tư vấn, hoặc cầu nối để giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Họ lắng nghe những lời than phiền của nhân viên, giải quyết vấn đề bằng giải pháp thích hợp.
8. Chuẩn bị nhân tài tương lai
Trong thời gian làm việc đào tạo, các nhân viên tiềm năng được chọn lọc nhằm nâng cao để tiến tới các cấp bậc cao hơn. Các nhân viên này thường được đào tạo để tạo ra kết quả như mong muốn.
Vì vậy, quản lý nhân sự có trách nhiệm giúp doanh nghiệp chuẩn bị nhân lực cho tương lai bằng cách lựa chọn và đào tạo nhân tài.
9. Nâng cao quan hệ công chúng nội bộ
Quản lý nhân sự có trách nhiệm gia tăng quan hệ công chúng trong doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp giữa nhân viên các phòng ban để mối quan hệ nội bộ phát triển, không chỉ dành cho nhân viên cấp cao, mà còn dành cho toàn bộ nhân viên công ty. Việc này được thực hiện nhiều thông qua các hoạt động như team building.
10. Lựa chọn đúng nhân viên
Tuyển dụng là một trong các công việc quan trọng của bộ phận Nhân Sự. Họ tuyển chọn và cung cấp các ứng viên phù hợp nhất cho các bộ phận dựa vào kiến thức chuyên môn.
Việc này tác động trực tiếp đến sự hài lòng công việc của nhân viên khi họ được làm việc trong cấp bậc thích hợp, góp phần làm giảm tỷ lệ nghỉ việc.
11. Xử lý hệ thống tính lương
Trong các doanh nghiệp lớn và nhỏ, hệ thống quản lý nhân sự giúp duy trì hệ thống tính lương hoặc xử lý các đợt tuyển dụng nhân viên mỗi năm. Bộ phận nhân sự phụ trách và thực hiện đầy đủ những thông tin liên quan đến lương bổng của nhân viên.
12. Duy trì chi phí quản lý
Hệ thống quản lý nhân sự giúp cắt giảm chi phí quản lý bằng các phương pháp khác nhau nhưng vẫn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nhân viên, ví dụ như bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
Thông qua việc phân tích và so sánh giữa mức lương và công việc tương đương, quản lý nhân sự thực hiện các nghiên cứu chi tiết về tình trạng lương bổng. Việc này góp phần trong mục tiêu duy trì chi phí của doanh nghiệp, tránh bộ máy bị phình ra, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Việc này rất quan trọng đối với các công ty nhỏ có ngân sách bị giới hạn.
13. Giảm thiểu chi phí tuyển dụng nhân viên
Chi phí tuyển dụng, thay thế, đào tạo nhân viên có thể vượt quá khả năng với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống quản lý nhân sự sẽ thiết kế và lựa chọn một quy trình tuyển dụng có cấu trúc hợp lý giúp giảm thiểu các chi phí quan trọng liên quan đến tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
14. Cập nhật mức lương mới nhất
Một trong những nguyên nhân khiến quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng là họ khuyến nghị dựa trên mức lương cơ bản xác lập của thị trường. Đồng thời họ cũng xác định phạm vi mức lương cho tổ chức nhờ vào những cập nhật và kiến thức mới nhất.
15. Đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên
Nhằm mang lại quyền lợi cho nhân viên, quản lý nhân sự nghiên cứu và đưa ra các bản cập nhật và khuyến nghị mới nhất về các chương trình phúc lợi của nhân viên. Chính nhờ đều này, các nhân viên sẽ ấn tượng và gắn bó với doanh nghiệp hơn.
16. Mang lại niềm vui cho nhân viên
Bộ phận nhân sự là một bộ phận quan trọng trong việc lên kế hoạch cho các sự kiện, các hoạt động, lễ kỷ niệm, các chuyến đi xem ca nhạc, lễ hội và các cơ hội phát triển nhóm. Đồng thời cũng là một trong những bộ phận quản lý ngân sách và tổ chức các sự kiện này nhằm mang lại niềm vui và sự thư giãn cho nhân viên ngoài giờ làm việc.
17. Quản trị nhân sự khuyến khích sử dụng các nguồn lực
Hệ thống quản lý nhân sự đảm bảo rằng họ sử dụng thích hợp tất cả các nguồn lực con người chứ không phải con người có sẵn. Khi nguồn lực sẵn có được sử dụng đúng cách thì mục tiêu của một doanh nghiệp sẽ được thực hiện. Để làm cho việc sử dụng hợp lý các nguồn lực, các tổ chúc phát triển mới hệ thống quản lý nhân sự để lập kế hoạch cho các mục tiêu và chính sách về con người.
18. Cơ cấu tổ chức
Các mối quan hệ diễn ra giữa các nhân viên và quản lý được cố định nhờ sự giúp đỡ của cơ cấu tổ chức. Đó là người nào đó giao nhiệm vụ cho người khác công ty. Các công việc được giao phải nằm trong quy định mà được gói gọn trong vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như các mối quan hệ khác trong hệ thống.
Hệ thống quản lý nhân sự đóng một vai trò quan trọng bằng cách cung cấp dữ liệu chính xác và kịp thời. Theo cách quản trị nhân sự duy trì cơ cấu tổ chức.
19. Con người cần được tôn trọng
Hệ thống quản trị nhân sự được coi là đáng kể khi họ cung cấp một môi trường làm việc được tôn trọng với người lao động. Việc quản lý nhân sự để đảm bảo rằng mỗi nhân viên được tôn trọng đồng thời cũng là phương tiện nhằm tránh xu hướng thống trị, do đó tránh được cuộc khủng hoảng với tổ chức. Trong khía cạnh này việc tôn trọng thích hợp cần đạt được tại nơi làm việc. Với sự tôn trọng giữa các nhân viên thì một môi trường làm việc an toàn sẽ được giữ vững.
20. Thiết lập mục tiêu quan trọng
Mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu của tổ chức thuộc quyết định của chủ doanh nghiệp. Khi nhân viên có sự xung đột mục tiêu thì họ không thể thực hiện tốt. Do đó quản lý nhân sự giúp thu hẹp khoảng cách mục tiêu giữa người nhân viên cũng như mang lại sự hài hòa giữa các mục tiêu.
21. Tạo ra nhận thức cho nhân viên
Quản lý nhân sự là một bộ phận quan trọng bởi vì họ tác động và phát triển nhận thức của nhân viên về môi trường làm việc và những chi tiết đánh giá. Bộ phận nhân sự cung cấp thông tin đầy đủ cho từng nhân viên về các chức năng và vai trò của họ trong bộ phận và tổ chức doanh nghiệp
22. Đảm nhiệm nhiều vai trò
Quản lý nhân sự có vai trò đáng kể khi họ đảm đương nhiều vai trò trong doanh nghiệp. Họ đảm nhận vai trò điều hành nhân sự, điểm các nhân sự được coi là chuyên gia. Họ đáp ứng các chức năng kiểm soát nhân sự khi họ theo dõi và kiểm tra nhân sự các phòng ban về vấn đề sức khỏe và an toàn lao động, đánh giá nhân viên, đào tạo, đang được thực hiện bởi chính sách nhân sự của công ty. Họ thực hiện vai trò của người hỗ trợ, giúp đỡ các phòng ban khác hoàn thành mục tiêu của mình theo các chính sách nhân sự.
Trong vai trò là nhà tư vấn, nhân sự tư vấn cho các nhà quản lý trên một số khía cạnh như làm thế nào để quản lý các vấn đề về con người. Trong vai trò dịch vụ, bộ phận nhân sự đóng vai trò như một nhà cung cấp thông tin, họ mở rộng thông tin và tăng cường nhận thức về những thay đổi trong chính sách dối với từng lĩnh vực, chức năng và các ngành.
23. Khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên
Quản lý nhân sự chịu trách nhiệm về sự hài lòng của nhân viên trong môi trường làm việc. Họ xác định những điểm hài lòng của nhân viên, thực hiện khảo sát nhân viên, nhóm tập trung và lên chiến lược phỏng vấn những nhân viên thôi việc. Đó là một vài khía cạnh để quản lý nhân sự tìm ra sự bất mãn của nhân viên và xác định những vấn đề để tạo động lực cho nhân viên.
24. Bộ phận nhân sự tập trung vào quản lý năng lực
Quản lý nhân sự đánh giá năng lực và ghi nhận các thành tích của nhân viên theo cách của quản trị nhân sự. Họ cung cấp công việc phù hợp với từng thành tựu và chuyên môn của mỗi nhân viên. Họ khen thưởng cho những nhân viên có thành tích vượt bậc.
25. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kế thừa
Hệ thống quản trị nhân sự xây dựng và thực hiện kế hoạch kế thừa để hướng công ty đạt được thành công trong tương lai. Nhân viên có tiềm năng hứa hẹn và khả năng làm việc tốt có thể được công ty cam kết cho vai trò lãnh đạo. Đó cũng là một chức năng quan trọng được điều hành bởi nhân sự.
Với những điểm quan trọng và có giá trị như vậy, hệ thống quản trị nhân sự được coi là bắt buộc. Bất kỳ hệ thống doanh nghiệp nào mà không có bộ phận nhân sự sẽ dễ dàng gánh chịu những vấn đề nghiêm trọng về con người. Chính vì vậy, nhiều công ty đang nỗ lực thiết lập hệ thống quản trị nhân sự mạnh mẽ và hiệu quả.
Nguồn: L&A