Tầm quan trọng của chỉ số hiệu quả cốt lõi (KPI) trong việc tăng hiệu suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng một vai trò khá quan trọng bởi có thể giúp doanh nghiệp tăng năng suất và lợi nhuận một cách hiệu quả. Trong thời đại kinh tế ngày này, để tồn tại và phát triển vững mạnh,  các doanh nghiệp không chỉ sử dụng các chỉ số đo lường KPI mang tính chất tài chính mà còn theo dõi các chỉ số đo lường không mang tính chất tài chính như thời gian cần thiết để hệ thống tiếp nhận tín hiệu hay chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, còn có những chỉ số đo lường mang tính chất bên ngoài như sự hài lòng của khách hàng, độ ưu thích một thương hiệu, sự hài lòng của nhân viên, kế hoạch duy trì và kế nhiệm.

Các chỉ số đo lường hiệu suất KPI chính là các mục tiêu của doanh nghiệp, và thường được gắn liền với chiến lược doanh nghiệp . Chỉ số hiệu suất cốt lõi KPI còn được đánh giá bằng công cụ quản lý hiệu suất như Thẻ điểm cân bằng BSC.

Trong doanh nghiệp, các mục tiêu đạt được không chỉ nhờ nỗ lực của một người, mà bởi nhiều người trong nhiều bộ phận khác nhau. Các nhà quản trị hiệu suất cho rằng việc phân tầng và thiết lập hệ thống các mục tiêu giữa từng cá nhân  sẽ tạo ra một “trách nhiệm chung” và đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sau đó sẽ sử dụng các chỉ số hiệu suất cốt lõi là nền tảng để phân tích, theo dõi hiệu suất và tạo nên các quyết định chiến lược quan trọng cơ bản liên quan đến nhân sự và nguồn lực.

Việc triển khai  các chỉ số hiệu suất cốt lõi thẻ điểm cân bằng BSC thường bao gồm bốn bước:
  • Doanh nghiệp sẽ thay đổi tầm nhìn của mình thành các mục tiêu hoạt động có thể đo lường và truyền đạt tới nhân viên một cách hợp lý, rõ ràng
  • Các mục tiêu sẽ được liên kết với các chỉ số KPI để đo lường hiệu suất cá nhân được đánh giá trên cơ sở định kỳ được thiết lập.
  • Các quy trình nội bộ được thiết lập để đáp ứng và / hoặc vượt quá các mục tiêu chiến lược và mong đợi của khách hàng.
  • Cuối cùng là các chỉ số hiệu suất chính sẽ được phân tích để đánh giá và từ đó có những đề xuất để cải thiện hiệu suất công ty trong tương lai.
Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng các chỉ số KPI thông qua phương pháp Thẻ điểm cân bằng BSC để đo lường sự thành công của doanh nghiệp:
  • Nhân viên và người quản lý có một cái nhìn toàn cảnh đối với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Từ đó, mỗi cá nhân có thể điều chỉnh năng lực và mục tiêu của mình sao cho phù hợp với mục tiêu chung của công ty
  • Thúc đẩy nhân viên thiết lập mục tiêu của họ với những người khác trong doanh nghiệp để tạp trách nhiệm chung giữa các nhân viên
  • Các nhà quản lý dễ dàng bắt kịp tiến độ của nhân viên trong giai đoạn thành mục tiêu, từ đó, đưa ra sự cải thiện ngay lập tức để giữ hiệu suất và thời hạn theo dõi.
  • Tạo một môi trường cởi mở, có sự tương tác với nhau qua sự phản hồi chất lượng liên quan đến mục tiêu và tiến độ
Thiết lập hệ thống chiến lược xuyên suốt cho doanh nghiệp     

Thiết lập hệ thống mục tiêu để doanh nghiệp đảm bảo toàn bộ nhân viên có chung một tầm nhìn với chiến lược của doanh nghiệp và đảm bảo tất cả mọi người tập trung vào các mục tiêu kinh doanh chính.

Ngoài ra, hệ thống cho phép chuyển các mục tiêu chiến lược cấp cao thành các mục tiêu chi tiết cho mọi đơn vị kinh doanh để tạo ra một tầm nhìn rõ ràng. Qua đó, mỗi nhân viên có thể thấy rõ sự đóng góp của mình vào thành công của doanh nghiệp.

Quan trọng hơn, mọi nhân viên có khả năng phát triển các mục tiêu của mình dựa trên các mục tiêu của doanh nghiệp để thúc đẩy sự hiểu biết về chiến lược, tạo ra cam kết và nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân.

Nguồn: successfactors.com

 

 

 

Cuộn lên trên cùng