Tuyển dụng thời kì mới: Bạn biết gì về genZ?

Z Generation – thế hệ những người sinh khoảng từ năm 1997 đến 2015. Hầu hết các thành viên thuộc Thế hệ Z đều sử dụng công nghệ kỹ thuật từ nhỏ và cảm thấy thoải mái với Internet và các phương tiện truyền thông xã hội. Là những người thích phá vỡ quy tắc, không thích một quy chuẩn cứng nhắc nào, tuy nhiên họ chính là nguồn nhân lực chủ đạo và hứa hẹn tạo ra sự đột phá.

Phần lớn sự chú ý hiện nay có thể đổ dồn vào Thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1980 – 1996) – nhưng Thế hệ Z đang bắt đầu được chú ý khi đi vào lực lượng lao động. Theo thống kê, Thế hệ Z đã chiếm 24% lực lượng lao động toàn cầu và điều đó sẽ phát triển lớn hơn trong những năm tới. Gen Z chính là lực lượng lao động chủ yếu trong tương lai gần, vậy làm thế nào để nhà tuyển dụng thu hút nhân sự thuộc thế hệ Gen Z? Bí quyết chính là tư duy theo góc nhìn Gen Z.

 

1, Công nghệ mới luôn có sức hấp dẫn

Sống trong kỷ nguyên số, hơn nữa Gen Z là thế hệ tiếp xúc và sống cùng công nghệ từ nhỏ, do đó quá trình tuyển dụng cũng cần phải theo kịp xu hướng ở thế hệ này. Từ việc đảm bảo một video tuyển dụng của doanh nghiệp cần được tối ưu hóa trên thiết bị di động để dễ dàng giới thiệu văn hóa và lợi ích thú vị của công ty, cho đến việc suy nghĩ thấu đáo như một Gen Z đích thực. Những bài đăng công việc kiểu truyền thống không còn mấy hiệu quả nữa với thế hệ này. Là thế hệ 100% sống trên Digital, điều đó có nghĩa là họ là những người tìm việc đầu tiên được sinh ra trong thời đại của smartphone, các công cụ trực tuyến và trợ lý ảo hỗ trợ AI. Họ sẽ khó làm quen được với một môi trường mà hoàn toàn không được bao bọc trong sự tiện lợi và tốc độ tương tác nhanh nhạy của kỹ thuật số.

Sống trong thời đại công nghệ, đã quen với sự nhanh chóng và nguồn thông tin vô tận, Thế hệ Z mong muốn có trải nghiệm tương tự trong công việc và trong quá trình tuyển dụng. Để đáp ứng những điều đó của Gen Z, nhà tuyển dụng cần khám phá và ứng dụng công nghệ trong quá trình tuyển dụng và phỏng vấn, giúp ứng viên có nhiều sự lựa chọn và kiểm soát quá trình ứng tuyển. Nhà tuyển dụng có thể cân nhắc tới những phần mềm nhân sự có hỗ trợ hoạt động tuyển dụng như lên lịch tự động, lọc CV theo tiêu chí và phỏng vấn theo yêu cầu mà ứng viên cung cấp, tạo cơ hội để họ thể hiện kinh nghiệm về công nghệ mà họ muốn trong quá trình săn việc.

2, Đa dạng các kênh truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp

Gen Z dành phần lớn thời gian trong ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Doanh nghiệp nên chú trọng quảng bá công việc hay hình ảnh, văn hóa công ty trên các kênh mạng xã hội để tạo sức ảnh hưởng đến các ứng viên, năng cao độ phủ sóng cho công công ty, thu hút sự chú ý của ứng viên và là cơ sở để thuyết phục ứng viên về làm việc. Tạo dựng và cập nhật thường xuyên trạng thái công ty trên các nên tảng Facebook, Instagram, YouTube, Linkedin hay Tik Tok. Khuyến khích nhân viên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hoặc trang cá nhân để thông báo tuyển dụng.

3, Những lợi ích gia tăng dành cho nhân viên

Lợi ích và giá trị nhận được khi làm việc là những vấn đề quan trọng các ứng viên cần cân nhắc khi các ứng viên quyết định có làm việc cho một công ty hay không. Ngoài chế độ đãi ngộ liên quan đến lương thưởng, những lợi ích gia tăng như món ăn miễn phí, phòng trò chơi, văn phòng thân thiện hay company trip là những đặc quyền giúp nhà tuyển dụng thu hút nhân tài Gen Z. Một số lợi ích hấp dẫn mà công ty có thể cân nhắc để thu hút Gen Z đó là lợi ích chăm sóc sức khỏe thường niên; đảm bảo chính sách bảo hiểm y tế cho cả vợ hoặc chồng; cho phép nhân viên nghỉ phép gia đình và hỗ trợ dịch vụ y tế chăm sóc các nhân viên cũng như con cái của họ, bất kể tình trạng sinh lý học. Để thu hút được sự chú ý của nhân sự thế hệ này và ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng cần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty mình thông qua mô tả công việc, quy trình phỏng vấn hay các diễn đàn trực tuyến khác. Những vấn đề gen Z rất coi trọng về một doanh nghiệp như văn hóa, cơ hội nghề nghiệp, danh tiếng của các lãnh đạo cùng những chế độ phúc lợi khác.

4, Yếu tố đa dạng trong văn hóa

Thế hệ Z là nhóm đa dạng nhất để tham gia lực lượng lao động – không chỉ về chủng tộc mà còn về giới tính. Do đó, họ mong đợi sự đa dạng là ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện yếu tố văn hóa đa dạng trong các câu chuyện của nhân viên như video, blog và các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy chứng tỏ rằng công ty không có bất kỳ một sự thiên vị nào trong quá trình sàng lọc và phỏng vấn ứng viên và đảm bảo rằng, mọi ứng viên đa dạng đều có được sự công bằng khi ứng tuyển. Nhà tuyển dụng cần dành thời gian trong mỗi cuộc phỏng vấn để thể hiện yếu tố này và thể hiện sự coi trọng với ứng viên tiềm năng.

5, Truyền thông một cách thông minh

Để thu hút nhân tài và truyền thông một cách có hiệu quả, công ty cần làm nổi bật chiến lược phát triển sản phẩm mới, các sáng kiến ​​từ thiện, giải thưởng và các tin tức khác trong thông cáo báo chí và bài đăng trên blog. Truyền tải nội dung qua hình thức video hay hình ảnh để giới thiệu về công ty và những câu chuyện của nhân viên để gây ấn tượng mạnh và tăng mức độ phủ sóng cho thương hiệu. Sử dụng ngôn ngữ quảng bá một cách thông minh để truyền tải những thông điệp và những lợi ích sẽ giúp mở rộng thương hiệu công ty. Nhiều doanh nghiệp có thể không nhận ra rằng ngôn ngữ họ sử dụng trên các quảng cáo chưa đủ cá nhân hóa hoặc có thể vô tình loại trừ những người trong nhóm LGBT. Gen Z-ers đang ngày càng gia nhập đông đảo vào thị trường lao động, điều này góp phần làm tăng tỷ lệ cạnh tranh của các doanh nghiệp với đối thủ nhằm thu hút nhân tài của thế hệ này. Các doanh nghiệp cần có những hướng đi mới trong tuyển dụng để thu hút được nhân sự trẻ, sáng tạo và tràn đầy năng lượng của thế hệ Z.

Nhưng tuyển dụng thôi là chưa đủ. Làm sao để nhân sự làm việc lâu dài lại là bài toán khác. Không ít doanh nghiệp xảy ra tình trạng nhân sự ra vào liên tục, hoặc tuyển được rất nhiêu nhân sự ban đầu nhưng sau đó không còn ai. Tại sao lại như thế? (còn nữa…)

 

Cuộn lên trên cùng