Covid-19 xuất hiện, liên tục biến đổi với những biến thể mới đang trở thành một cơn sóng lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống, nền kinh tế và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống của con người.
Trong quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp, Covid-19 đã làm thay đổi phương thức làm việc của hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu nó kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các phương thức làm việc gián tiếp từ xa thay vì phương thức làm việc trực tiếp trước đó.
Do đó, phương thức quản trị cũng phải nhanh chóng thay đổi để ứng phó và phù hợp với phương thức làm việc này. Cụ thể, sự thay đổi đó là gì hãy cùng tìm hiểu và phân tích qua bài viết dưới đây nhé.
1) Phương thức làm việc từ xa trở thành chủ đạo
Mặc dù các phương thức làm việc từ xa, work from home… đã được manh nha và biết đến từ rất lâu, nhưng các phương thức làm việc trực tiếp vẫn được chú trọng và nắm thế chủ đạo trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đại dịch covid-19 đã hạn chế sự tiếp xúc của con người.
Lúc này, phương thức làm việc từ xa, work from home đã thực sự phát huy hiệu quả của nó, và đây cũng là phương thức làm việc thịnh hành, chủ đạo được áp dụng trong các doanh nghiệp để thích nghi với hoàn cảnh thực tế. Và đây cũng là phương thức làm việc hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng trong tương lai nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại đã và đang được phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2) Các chương trình tăng cường sức khỏe được đẩy mạnh, phát triển
Đại dịch covid-19 xuất hiện đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ mọi mặt trong đời sống của con người. Đặc biệt là sức khỏe, nó khiến con người nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của sức khỏe. Từ đó sự quan tâm, chú trọng đến sức khỏe của bản thân, cộng đồng được chú trọng nhiều hơn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến các chính sách quản trị nhân sự tại các công ty trong hiện tại, tương lai. Như một yếu tố cần thiết để phát triển văn hóa, thu hút, giữ chân nhân tài hiệu quả. Mọi doanh nghiệp đều phải có chính sách phù hợp, tăng cường việc chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của mình.
3) Chế độ nghỉ ốm được điều chỉnh
Từ nhận thức sâu sắc hơn về sức khỏe của con người đối với quá trình lao động, làm việc, các chính sách về nghỉ ốm tại các doanh nghiệp cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn để chăm lo cho đời sống, sức khỏe của nhân viên. Theo đó, chế độ ngày nghỉ ốm có thể được kéo dài hơn, hoặc chế độ chăm sóc, thăm khám và khuyến khích kiểm tra sức khỏe cho nhân viên có thể được tăng cường, chú trọng thường xuyên hơn.
4) Phát triển văn hóa doanh nghiệp được chú trọng
Covid-19 như một làn sóng mạnh mẽ giáng xuống mọi doanh nghiệp trên toàn cầu. Lúc này chỉ có tinh thần gắn bó, đoàn kết một lòng và tinh thần làm việc vì tập thể mới khiến các doanh nghiệp tạo nên được sức mạnh phi thường để vượt qua khó khăn.
Những điều này có được là nhờ văn hóa doanh nghiệp, một nền văn hóa lành mạnh, thịnh vượng mới có thể tạo nên sự gắn kết, yêu mến và tinh thần vì cộng đồng của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, cú sốc covid-19 đã giúp các doanh nghiệp đều nhận ra và chú trọng hơn nữa trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, thịnh vượng.
5) Sự thay đổi lớn về kế hoạch, ngân sách và tuyển dụng
Đại dịch covid-19 đã khiến hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn về mọi mặt, nhất là vấn đề tài chính. Do đó, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, trong đó có các kế hoạch, ngân sách và tuyển dụng… Lúc này, chi phí cho tuyển dụng bị cắt giảm nhiều so với thực tế, các bản kế hoạch cũng phải thay đổi nhiều so với mục tiêu ban đầu do ngân sách hạn hẹp…
Đại dịch xuất hiện đã và đang mang đến những ảnh hưởng lớn chưa từng có cho các doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, chúng ta không thể dự đoán chính xác những thay đổi nào sẽ diễn ra như thế nào đối với một tổ chức. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng mọi thứ đều sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ. Do vậy, mọi doanh nghiệp đều phải chuẩn bị trước những kế hoạch, chiến lược linh động để ứng phó với tình hình hiện tại và tương lai.