Một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp dễ dàng khi xây dựng mục tiêu là áp dụng mô hình SMART. Vậy mô hình SMART là gì? Lợi ích với doanh nghiệp và cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp xác định mục tiêu theo mô hình SMART qua bài viết này nhé!
Mô hình SMART là gì?
SMART là một hệ thống các nguyên tắc đã được thiết lập sẵn, cho phép người dùng ứng dụng thông minh để định hình, xây dựng hay sửa đổi, hoàn thiện mục tiêu công việc, quá trình thực hiện cụ thể trong tương lai.
Mô hình SMART là mô hình được các chuyên gia marketing hay doanh nghiệp áp dụng hệ thống các nguyên tắc thiết lập sẵn này để đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, tính hợp lý, … cũng như thu thập dữ liệu về thị trường, khách hàng, đối thủ,… để từ đó xây dựng mục tiêu marketing, chiến lược phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Và các tiêu chí được thiết lập sẵn khi xây dựng mục tiêu theo Mô hình SMART là gì? bao gồm 5 tiêu chí sau:
- S – Specific (Tính cụ thể)
- M – Measurable (tính chính xác, có thể đo lường được)
- A – Actionable (Tính Khả thi)
- R – Relevant (Sự Liên quan, đồng nhất)
- T – Time-Bound (Thời hạn sẽ đạt được mục tiêu đặt ra)
» Xem thêm: So sánh OKR và KPI – Đo lường, đánh giá hiệu suất lao động doanh nghiệp nên lựa chọn chỉ số nào
Tại sao nên áp dụng mô hình SMART trong doanh nghiệp?
Lợi ích với doanh nghiệp từ mô hình SMART là gì?Dưới đây là 5 lợi ích rõ ràng nhất mà doanh nghiệp nhận lại được khi thực hiện xây dựng mục tiêu tương ứng với 5 tiêu chí của mô hình SMART, cụ thể như sau:
Cụ thể hóa mục tiêu
Trước những thời điểm, giai đoạn nhất định, doanh nghiệp nào cũng cần họp bàn với ban lãnh đạo và toàn thể bộ phận nhân viên, để chuẩn bị xây dựng những mục tiêu tiếp theo để triển khai kế hoạch, tạo động lực phát triển.
Nhưng thay vì nghĩ ra những mục tiêu “phi thực tế”, thì khi áp dụng mô hình SMART, doanh nghiệp có thể đặt ra được những mục tiêu cụ thể hóa hơn, có tính thực tế hơn, dựa trên những chỉ số, tham số đo lường sẵn trước đó thu thập được, để đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu và cùng nhau tìm phương án phù hợp.
Tăng mức độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
Khi mục tiêu đặt ra có thể đáp ứng được đủ 5 tiêu chí của mô hình SMART, thì chắc chắn đó là một mục tiêu có tính thực tế cao, từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng gạch bỏ đi được những mục tiêu đã đặt ra không phù hợp với giai đoạn phát triển, xu hướng phát triển hiện tại của doanh nghiệp.
Thêm nữa, mục tiêu đặt ra khi đáp ứng đủ 5 tiêu chí, cũng đã là một mục tiêu định hướng có tính chính xác cao, đồng thời bao hàm thể hiện rõ cả giới hạn thời gian khi thực hiện mục tiêu đó, để doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch, sắp xếp công việc, ưu tiên thực hiện trước các công việc thời hạn ngắn hơn, để đảm bảo quá trình đạt được mục tiêu là có thể.
» Tham khảo thêm: Khung năng lực là gì, cách thức xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực
Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
Mục tiêu đề ra dù thực tế, tốt đến đâu thì đôi khi ban lãnh đạo cũng rất khó khi đánh giá rằng không biết nhân viên của mình có đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nhưng nếu mục tiêu được xây dựng dựa trên các tiêu chí của mô hình SMART sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp cải thiện được khả năng đo lường mục tiêu, từ đó xác định, đánh giá được trước kết quả và mức độ hoàn thành công việc khi giao cho đội ngũ nhân viên cấp dưới thực hiện.
Phù hợp với mục tiêu công ty
Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau với mục tiêu riêng nhưng đều hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhưng đôi khi, do cách xác định mục tiêu trước không chính xác, nên mục tiêu riêng từng phòng ban lại không thống nhất để hướng đến mục tiêu chung.
Nhưng khi xây dựng mục tiêu doanh nghiệp theo mô hình SMART, vì có tiêu chí “Sự liên quan, đồng nhất”, nên giúp doanh nghiệp liên kết hiệu quả hơn những mục tiêu riêng của từng phòng ban, để đều hướng đến, đồng nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Và khi một doanh nghiệp có tính đồng nhất, liên kết cao, sẽ có tính đoàn kết, có nhiều động lực hơn để cùng nhau đối diện với khó khăn, nỗ lực không ngừng nghỉ để thực hiện mục tiêu to lớn chung của doanh nghiệp.
Giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Khi thiết lập mục tiêu doanh nghiệp theo mô hình SMART, toàn thể nhân viên trong công ty cũng sẽ thấy rõ được mục tiêu bản thân cần hướng tới, có định hướng rõ ràng trong công việc, có thể tự đánh giá tiến trình làm việc của bản thân, nhìn nhận, đánh giá kết quả,…
Từ đó nhân viên có thể thấy mình đã làm việc hiệu quả hay chưa, có đáp ứng được với thời hạn công việc, để chủ động thay đổi, tìm phương án cải thiện để tăng hiệu suất công việc, hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp hơn.
Giảm Stress cho nhân viên
Đôi khi nhân viên thấy hiệu suất công việc chưa đáp ứng tốt với thời hạn hoàn thành mục tiêu của phòng ban, doanh nghiệp sẽ thấy vô cùng áp lực, căng thẳng và lo lắng rất nhiều.
Khi áp dụng xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART, bản thân mỗi nhân viên cũng sẽ cần tự xây dựng mục tiêu cá nhân, theo khả năng, hiệu suất làm việc để vừa đáp ứng với mục tiêu chung, vừa phù hợp với bản thân, nhờ đó quá trình thực hiện cũng không quá áp lực, giảm bớt stress, căng thẳng hơn rất nhiều.
Sự khác biệt của OKR và mục tiêu SMART
Nhìn thoáng qua, OKR và mục tiêu SMART có vẻ giống nhau, bởi cả hai đều hướng dẫn, thiết lập các mục tiêu có thể đo lường được, có thời hạn và có thể đạt được. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn sẽ cho thấy một số khác biệt đáng kể giữa hai loại này.
OKR | SMART | |
Bản chất | Bao gồm mục tiêu và kết quả gắn liền với từng mục tiêu đó | Là danh sách các nguyên tắc, kim chỉ nam để thiết lập và xây dựng mục tiêu |
Phạm vi | Đạt hiệu nhất ở quy mô đội nhóm, tổ chức, công ty | Phù hợp với các cá nhân hoặc 1 nhóm nhỏ |
Mối quan hệ | Minh bạch giữa các mục tiêu trong tổ chức, công ty | Tập trung vào việc tạo ra các mục tiêu 1 cách độc lập |
Phát triển các mục tiêu dài hạn | Tạo ra cấu trúc cho các mục tiêu ngắn hạn | |
Tính linh hoạt | OKR linh hoạt và phát triển tuỳ thuộc vào mối quan hệ của chúng với hệ thống phân cấp của tổ chức | Cụ thể và chính xác cho các mục tiêu nhỏ trong một nhóm nhỏ hoặc cá nhân |
Sự phát triển | Có thể được thiết lập hàng tháng/quý/năm và phát triển theo thời gian | Mục tiêu SMART tập trung vào các mục tiêu cố định có thể đạt được |
Tập trung | Tuỳ thuộc vào yêu cầu
để thu hẹp hoặc mở rộng |
Chỉ tập trung vào 1 điểm mà bỏ qua toàn cảnh |
Thời gian | Mất ít thời gian để xây dựng | Yêu cầu nhiều hơn bởi tính chính xác và cụ thể |
Ưu và nhược điểm của Smart
Mô hình SMART là một trong những công cụ phổ biến nhất để thiết lập mục tiêu và bởi vì chúng có những đặc điểm cụ thể nên sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau:
Cách ứng dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu hiệu quả
Cách xác định mục tiêu của mô hình SMART là gì? Dưới đây là hướng dẫn xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp theo phương pháp SMART đảm bảo đạt hiệu quả cao:
Cụ thể (Specific)
Khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần chú trọng đến sự cụ thể, mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì tính ứng dụng, đánh giá khả năng thực hiện, đánh giá kết quả, lên kế hoạch hoạt động càng dễ dàng hơn.
Ngược lại, mục tiêu mà chỉ có những danh mục chung chung, thì bản thân lãnh đạo và nhân viên đều thấy rất mơ hồ, rất khó để đo lường, đánh giá được mức độ khả thi và không biết có đang làm đúng theo định hướng không.
Đo lường được (Measurable)
Ngoài việc phải có tính cụ thể khi đặt mục tiêu hoạt động phát triển, trong mục tiêu cũng cần chứa các con số, tham số cụ thể thể hiện rõ ràng, chi tiết nhất “tham vọng” của cá nhân nhan viên và doanh nghiệp cần đạt được khi xây dựng và thực hiện mục tiêu theo tiêu chí Measurable của SMART.
Tất nhiên, những con số này cũng cần tương ứng với khả năng bản thân nhân viên và toàn bộ ban ngành, doanh nghiệp có thể hoàn thành hay không, và sau khi kết thúc kế hoạch, có thể tổng kết lại dựa theo con số trong mục tiêu để đánh giá, đo lường mức độ hoàn thành hiệu quả mục tiêu dựa trên những con số thực tế.
Tính khả thi (Achievable)
Nếu xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART, thì nhất định phải tuân thủ nghiêm chỉnh tiêu chí tính khả thi này, vì đây là tiêu chí vô cùng quan trọng.
Nên khi đặt ra mục tiêu, cần nghĩ ngay đầu tiên đến khả năng hoàn thành mục tiêu có thể thực hiện, có khả thi hay không, có thể lấy đó là động lực để cố gắng, không ngừng thách thức giới hạn bản thân. Điều này quyết định chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc của bạn đó.
Tính liên quan (Relevant)
Tiêu chí này cần hiểu là mục tiêu cá nhân của bạn có tính nhất quán, liên quan và phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, công ty hay không? Bởi chỉ khi mục tiêu cá nhân có liên quan đến mục tiêu doanh nghiệp, thì công việc của bạn mới thuận lợi, có tính định hướng phát triển rõ ràng, có đáp ứng được yêu cầu của công ty hay không.
Thời gian (Time-bound)
Bên cạnh các con số đo lường, thì đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu sẽ gây áp lực khá lớn đến từng nhân viên, bắt buộc bản thân phải hoàn thành công việc đúng deadline, vừa thể hiện tính kỷ luật cao của doanh nghiệp, vừa thể hiện tính chuyên nghiệp và năng lực không ngừng nâng cao của mỗi cá nhân.
Ví dụ về mô hình SMART cho các mục tiêu chi tiết nhất
Doanh nghiệp có thể tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây về xác định mục tiêu theo mô hình SMART để biết cách ứng dụng tốt hơn với doanh nghiệp mình.
Ví dụ về mô hình SMART trong bán hàng
- S: Muốn doanh số bán hàng quý tới tăng.
- M: Doanh số bán hàng quý tới tăng 500 triệu đồng/tháng.
- A: Phương án tăng doanh số 500 triệu đồng/tháng với tình hình thị trường hiện tại và nguồn lực của doanh nghiệp.
- R: Tiến hành cân đối thu – chi, để có kế hoạch huy động vốn, tối ưu chi phí để thực hiện được mục tiêu tăng 500 triệu đồng/tháng doanh số bán hàng.
- T: Với nguồn lực và tình hình thị trường hiện tại, lên kế hoạch thực hiện tăng doanh số bán hàng lên 500 triệu đồng/tháng. Đồng thời cân đối ngân sách và thời gian đến tháng 11/2022.
Ví dụ về mô hình SMART trong kinh doanh
- S: Tôi muốn mở doanh nghiệp của riêng mình.
- M: Tôi muốn mở một quán ăn có sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng.
- A: Với số vốn sẵn có, địa điểm và nhân lực kinh doanh, tôi muốn mở một quán ăn với sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng.
- R: Với nguồn vốn sẵn có, địa điểm và nhân lực kinh doanh, tôi muốn mở một quán ăn tại nhà với sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng, để phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.
- T: Với số vốn sẵn có, địa điểm và nhân lực kinh doanh, tôi muốn mở một quán ăn với sức chứa 20 khách để kinh doanh riêng, để phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Quán ăn sẽ mở cửa từ 11/11/2022.
Ví dụ về mô hình SMART trong Marketing
- S: Tôi muốn tăng lưu lượng truy cập của khách hàng vào trang web sản phẩm
- M: Với mức tăng ít nhất 15% mỗi tháng
- A: Với khả năng đăng ít nhất 10 bài viết chuẩn SEO, giải quyết được vấn đề khách hàng quan tâm cho website, tôi muốn tăng lượng khách hàng ghé thăm website sản phẩm ít nhất 15%/tháng.
- R: Để giúp thúc đẩy kinh doanh
- T: Mục tiêu cần bắt đầu triển khai ngay từ tháng 1/2023
Ví dụ về mô hình SMART cho bản thân
- S: Bạn cần tự hỏi mục tiêu cuối cùng của việc học tốt tiếng Anh là gì. Có thể giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác khi đi làm, đi học, sinh sống và làm việc tại các nước nói tiếng Anh,…
- M: “Tôi sẽ học 15 từ mới mỗi tuần” hoặc “Tôi sẽ dành 45 phút mỗi ngày để học tiếng Anh.”
- A: Các task có thể hoàn thành như ngày đầu tiên ôn Unit 1 – bài tập ngữ pháp buổi sáng, ôn từ vựng bài tập đọc buổi chiều và buổi tối
- R: Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh được 1 tháng, hãy dành 1 tiếng mỗi ngày để học, mục tiêu trong 1 tháng tới là giao tiếp trôi chảy với người bản xứ trong những tình huống đơn giản.
- T: Bạn có thể đặt mục tiêu như “Trong vòng 1 tuần mình phải nhớ và nói thành thạo các câu giao tiếp sử dụng trong chủ đề môi trường”
Sự khác biệt của OKR và mục tiêu SMART
Nhìn thoáng qua, OKR và mục tiêu SMART có vẻ giống nhau, bởi cả hai đều hướng dẫn, thiết lập các mục tiêu có thể đo lường được, có thời hạn và có thể đạt được. Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn sẽ cho thấy một số khác biệt đáng kể giữa hai loại này.
OKR | SMART | |
Bản chất | Bao gồm mục tiêu và kết quả gắn liền với từng mục tiêu đó | Là danh sách các nguyên tắc, kim chỉ nam để thiết lập và xây dựng mục tiêu |
Phạm vi | Đạt hiệu nhất ở quy mô đội nhóm, tổ chức, công ty | Phù hợp với các cá nhân hoặc 1 nhóm nhỏ |
Mối quan hệ | Minh bạch giữa các mục tiêu trong tổ chức, công ty | Tập trung vào việc tạo ra các mục tiêu 1 cách độc lập |
Phát triển các mục tiêu dài hạn | Tạo ra cấu trúc cho các mục tiêu ngắn hạn | |
Tính linh hoạt | OKR linh hoạt và phát triển tuỳ thuộc vào mối quan hệ của chúng với hệ thống phân cấp của tổ chức | Cụ thể và chính xác cho các mục tiêu nhỏ trong một nhóm nhỏ hoặc cá nhân |
Sự phát triển | Có thể được thiết lập hàng tháng/quý/năm và phát triển theo thời gian | Mục tiêu SMART tập trung vào các mục tiêu cố định có thể đạt được |
Tập trung | Tuỳ thuộc vào yêu cầu
để thu hẹp hoặc mở rộng |
Chỉ tập trung vào 1 điểm mà bỏ qua toàn cảnh |
Thời gian | Mất ít thời gian để xây dựng | Yêu cầu nhiều hơn bởi tính chính xác và cụ thể |
Ưu và nhược điểm của Smart
Mô hình SMART là một trong những công cụ phổ biến nhất để thiết lập mục tiêu và bởi vì chúng có những đặc điểm cụ thể nên sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Như vậy sau khi đọc xong những thông tin ở trên, bạn đọc đã hiểu mô hình SMART là gì cùng cách xác định mục tiêu theo phương pháp này rồi chứ!