Học thuyết công bằng là gì? Quản trị nhân sự hiệu quả với học thuyết công bằng của Stacy Adams

Học thuyết công bằng (Equity Theory) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của nhân viên đối với công sức của họ cho công ty. Con người thường có xu hướng đánh giá nỗ lực của bản thân được đáp trả xứng đáng hay không và so sánh nó với người khác. Dựa vào tâm lý đó, Stacy Adams đưa ra thuyết công bằng giúp doanh nghiệp quản trị nhân sự hiệu quả hơn. Hãy xem thuyết công bằng được áp dụng như nào để giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Thuyết cân bằng (Equity Theory) của Stacy Adams

Thuyết công bằng (Equity Theory) là thuyết động viên nhân viên được nhà tâm lý học John Stacy Adams đưa ra vào năm 1963. Giống như các thuyết động viên nổi tiếng khác, ông đưa ra các yếu tố mang tính biến đổi có ảnh hưởng đến sự đánh giá của nhân viên về công việc và doanh nghiệp của họ.

Nội dung học thuyết cân bằng

John Stacy Adams phát biểu Thuyết công bằng (Equity Theorynhư sau: Người lao động luôn so sánh những gì họ bỏ vào công việc (input – đầu vào) với những gì được nhận khi hoàn thành công việc đó (output – đầu ra) và còn so sánh tỉ lệ này với người khác.

Nội dung của học thuyết công bằng
Nội dung của học thuyết công bằng

Việc so sánh dựa trên tỉ lệ các yếu tố sau:

  • Thù lao: mức lương, thưởng, hoa hồng, phúc lợi của công ty,…
  • Công sức họ bỏ ra cho công ty bao gồm năng lực, kiến thức, thái độ, thời gian,…

Nếu tỉ lệ ngang nhau, nhân viên sẽ thấy công bằng và sẽ duy trì năng suất làm việc và nỗ lực. Ngược lại, nếu tỉ lệ bị lệch đi như thù lao nhận được không xứng đáng với công sức mình bỏ ra, họ sẽ giảm nỗ lực trong công việc. Còn nếu nhân viên thấy đồng nghiệp làm việc ít hơn nhưng nhận lương nhiều hơn, họ sẽ nói xấu đồng nghiệp hoặc đòi tăng lương, giảm bớt công việc cho mình. Trong trường hợp họ thấy thù lao nhận được cao hơn so với những gì họ bỏ ra, họ sẽ thấy bị thúc đẩy làm việc. Do đó, họ sẽ tăng sự nỗ lực và cải thiện kết quả công việc.

Tuy nhiên, mỗi nhân viên đều mang cái nhìn chủ quan nên rất khó đánh giá công bằng công sức của bản thân và người khác. Vậy nên, doanh nghiệp nên là phía nhìn nhận khách quan, đưa ra giải pháp và cách xử lý nếu cán cân bị lệch.

Các yếu tố để đánh giá nhân viên trong học thuyết công bằng

Học thuyết công bằng được là công cụ phổ biến dùng để đánh giá và cải thiện chất lượng công việc của nhân viên. Khi nắm rõ được thuyết cân bằng thì việc quản lý thời gian, công việc được rút gọn thời gian hơn. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của học thuyết này như sau:

Yếu tố đầu vào:

  • Sự chăm chỉ
  • Sự cam kết, lòng trung thành
  • Kiến thức, kỹ năng chuyên môn hoàn thành công việc
  • Độ phức tạp của công việc
  • Khả năng thích ứng
  • Những hy sinh cá nhân
  • Sự hỗ trợ của đồng nghiệp và cấp trên
  • Sự công nhận, khích lệ của mọi người
  • Ý chí quyết tâm, lòng nhiệt tình, hăng hái

Yếu tố đầu ra:

  • Tài chính: lương, thưởng sau mỗi nhiệm vụ, phụ cấp, hoa hồng, ưu đãi, phúc lợi,..
  • Tinh thần: khen thưởng, tín nhiệm, công nhận, thành tích, con đường thăng tiến rộng mở,…
Các yếu tố để đánh giá nhân viên trong học thuyết công bằng
Các yếu tố để đánh giá nhân viên trong học thuyết công bằng

» Tham khảo thêm: Làm thế nào để xây dựng môi trường làm việc tích cực?

Ưu và nhược điểm của học thuyết công bằng trong doanh nghiệp

Ưu điểm

Có thể thấy, thuyết cân bằng giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc quản lý nhân sự, đặc biệt là làm tăng độ hài lòng của họ. Bên cạnh đó, học thuyết này còn có các ưu điểm như sau:

  • Tạo động lực làm việc: thuyết cân bằng cho thấy kỳ vọng của doanh nghiệp, nhân viên sẽ thấy output nhận được. Từ đó, nhân viên sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành công việc để đạt được lợi ích mong muốn.
  • Giữ chân nhân viên: nhân viên sẽ bị thuyết phục bởi những chính sách, đãi ngộ hợp lý của công ty. Phần lớn, họ sẽ đồng ý và tiếp tục làm việc với công ty. Ngoài ra, lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp sẽ khuyến khích nhân viên hăng hái làm việc hơn.
  • Cắt giảm chi phí: các nhân viên làm việc gắn bó lâu dài sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng. Ngoài ra, các chi phí tuyển dụng trung gian và đầu tư chất xám như đào tạo người mới cũng được giảm bớt.
  • Tạo mối quan hệ tốt giữa nhân viên với nhau: nhân viên sẽ được làm rõ rằng thù lao nhận được là dựa trên năng lực của bản thân. Khi đó, trạng thái cân bằng được xác lập, nhân viên sẽ mang tâm thế cạnh tranh lành mạnh và giúp đỡ lẫn nhau để hai bên đạt được lợi ích mong muốn.
  • Giảm tình trạng bóc lột nhân viên: áp dụng thành công thuyết cân bằng, công ty sẽ không có sự thiên vị đối xử với nhân viên nào. Nhân viên sẽ cảm thấy công bằng và được khích lệ để làm việc hết sức mình hơn.
  • Tăng lợi nhuận: doanh thu công ty tăng nhờ vào năng suất làm việc của nhân viên. Nhân viên và doanh nghiệp xác định được kỳ vọng của hai bên và nghiêm túc thực hiện. Giữa các nhân viên có sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung. Mỗi cá nhân nghiêm túc nỗ lực để nâng cao hiệu quả, đạt được lợi ích mong muốn. Kết quả gộp lại sẽ là lợi nhuận doanh nghiệp được thúc đẩy.
  • Tối ưu hóa nguồn lực: ở trạng thái cân bằng, nhân viên luôn hoàn thành tốt nên doanh nghiệp không cần đổi mới nhân sự. Vì vậy, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản tuyển dụng khá lớn. Ngoài ra, nhân viên sẽ tạo được sự cam kết lâu dài với doanh nghiệp, đóng góp hết sức cho công ty.
  • Thu hút nhân tài: nhân tài luôn muốn làm việc trong môi trường trả thù lao xứng đáng cho họ với năng lực và công sức họ bỏ ra. Áp dụng thuyết cân bằng xây dựng chính sách đãi ngộ xứng đáng, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều nhân tài tiềm năng.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, có một số nhược điểm của học thuyết cân bằng cần được khắc phục, cụ thể như sau:

  • Mỗi cá nhân có nhận thức khác nhau: mỗi cá nhân có kỳ vọng và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Vì vậy, cùng một công việc và mức thù lao, họ sẽ có tỉ lệ so sánh khác nhau đối với đồng nghiệp hoặc với cấp trên.
  • Không có sự so sánh chính xác nào: so sánh chỉ mang tính tương đối. Nhất là lợi ích và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ khó công việc, chênh lệch về kiến thức của mỗi cá nhân,…Vậy nên rất khó để so sánh tỉ lệ input và output chính xác.
  • Bỏ qua các yếu tố khác: thuyết cân bằng đưa ra các yếu tố đầu vào và đầu ra để đánh giá. Tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác chưa được nhắc đến. Điều này ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và quản lý.
  • Không đoán trước được tất cả: thuyết cân bằng được đưa ra dựa trên yếu tố tâm lý nên rất khó đoán trước tất cả. Tâm lý của mỗi người là khác nhau nên cách tiếp nhận trạng thái cân bằng sẽ khác nhau. Vì vậy, thuyết cân bằng chỉ là tương đối để giúp doanh nghiệp bao quát và đưa ra cách xử lý phù hợp.

Cách tạo động lực cho nhân viên trong học thuyết cân bằng cho – nhận

Nếu bạn là nhà quản trị doanh nghiệp, bạn nên nắm rõ học thuyết công bằng ứng dụng vào mô hình quản lý để nắm được tâm lý cũng như nhu cầu của nhân viên. Từ đó, xây dựng các chiến lược thúc đẩy và tạo động lực làm việc hiệu quả cho nhân viên. Nội dung bao gồm:

Đặt ra mục tiêu và định hướng cho nhân viên

Hiểu được kỳ vọng và đo lường các kết quả quan trọng của nhân viên là yếu tố quan trọng, đưa ra chi tiết khung xác định trước các input và output. Giúp cho nhân viên biết rõ các mục tiêu và cố gắng đạt đến, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý chặt chẽ biểu đồ tăng trưởng của nhân viên để trả mức lương xứng đáng cho họ.

Thực hiện hệ thống lương 3P

Tính tiền lương cho nhân viên dựa theo 3 yếu tố: vị trí, năng lực và kết quả đạt được. Giải pháp tính tiền lương giúp cân bằng output của nhân viên so với input một cách khách quan nhất. Nhân viên sẽ theo được nhận những gì mà họ mang lại và đóng góp cho doanh nghiệp, không cần phải theo quy chuẩn của thị trường. Họ mang lại kết quả và thành tích càng nhiều thì sẽ xứng đáng nhận đúng những gì họ đóng góp. Ngoài ra còn nhận được sự coi trọng từ sếp, đồng nghiệp.

Vì vậy, doanh nghiệp đã xây dựng sự cân bằng, input tăng giảm sẽ kéo theo output tự động tăng giảm.

Xem thêm: C&B là gì? Vai trò của chuyên viên C&B trong doanh nghiệp 

Thực hiện các chính sách và chế độ đãi ngộ, khen thưởng

Doanh nghiệp thực hiện truyền thông nội bộ về chế độ khen thưởng và phê bình sẽ rất hữu ích. Để nhân viên có động lực cố gắng và phát triển hơn nữa khi nhìn thấy những tấm gương giỏi được vinh danh. Hơn thế nữa, việc vinh danh nhân viên có sự nỗ lực, tiến bộ và tán thưởng thành tích của nhân viên sẽ làm cho họ muốn gắn bó và trung thành với doanh nghiệp.

Vì vậy, chế độ khen thưởng, đãi ngộ hấp dẫn sẽ là động lực chính để nhân viên cố gắng nhiều hơn và cống hiến cho doanh nghiệp. Hiệu suất làm việc của công ty sẽ tăng lên nhiều lần.

 

 

Tóm lại, học thuyết công bằng là công cụ để doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động đánh giá và quản trị nhân sự của mình. Vận dụng tốt thuyết cân bằng giúp nhà lãnh đạo giảm thiểu sự không hài lòng, đố kỵ trong nội bộ nhân viên với nhau. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc quản lý nhân sự.

OOS Software có hơn 15 năm nghiên cứu và phát triển, là đối tác tin cậy hỗ trợ công tác quản trị nhân sự, đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thị trường. Liên hệ ngay để nhận tư vấn Phần mềm Tuyển dụng cho Doanh nghiệp của bạn.

Cuộn lên trên cùng