Những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cuộc chiến giữ chân nhân tài

Cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh và quản lý, đòi hỏi nhà quản trị phải ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt. Không nằm ngoài làn sóng thay đổi, lĩnh vực tuyển dụng cũng có những ảnh hưởng khi tính cạnh tranh trong tuyển dụng tăng lên và vòng đời nhân sự rút ngắn lại.

Cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh và quản lý, đòi hỏi nhà quản trị phải ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt. Không nằm ngoài làn sóng thay đổi, lĩnh vực tuyển dụng cũng có những ảnh hưởng khi tính cạnh tranh trong tuyển dụng tăng lên và vòng đời nhân sự rút ngắn lại.

Nhân sự thời đại số có nhiều cơ hội hơn và được trao quyền lựa chọn môi trường mà họ muốn gắn bó. Nhân sự có thể lựa chọn “ra đi” khi doanh nghiệp không đáp ứng được những kỳ vọng của họ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lý do vì sao doanh nghiệp thua cuộc trong cuộc chiến giữ nhân tài:

  1. Không đưa ra tiêu chí phù hợp với công việc
    Thời đại công nghệ bùng nổ, nhà tuyển dụng có nhiều kênh để tìm kiếm ứng viên: nền tảng mạng xã hội, website tuyển dụng, blog,… Một số lượng lớn các bài đăng tìm kiếm nhân sự và cũng không khó gặp những trường hợp mô tả công việc không phù hợp với vị trí. Đây là vấn đề lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp đang tìm kiếm những ứng viên thực sự phù hợp và có năng lực tốt nhất tham gia ứng tuyển. Mỗi vị trí công việc yêu cầu những kỹ năng, kiến thức và nhiệm vụ riêng, vì thế ứng viên cần phải biết chính xác mọi yêu cầu và mong đợi nếu họ lựa chọn công việc nào đó.

Đối với nhiều nhân sự, việc được thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực là yếu tố đi đầu để họ tìm kiếm cho mình những môi trường làm việc phù hợp. Nhiều người muốn được trải nghiệm ở nhiều môi trường và công việc khác nhau. Đối với người trẻ hiện nay, thật khó để họ gắn bó với một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày.

  1. Không tạo ra dự án có khả năng khơi dậy đam mê ở nhân tài
    Phần lớn các nhà quản lý cho rằng chuyện nghỉ việc của nhân sự chủ yếu liên quan tới chế độ đãi ngộ – lương, thưởng. Nhưng yếu tố quan trọng không kém để nhân sự muốn gắn bó lâu dài và hết mình cho công việc chính là niềm đam mê dành cho nghề.

Công việc cần khơi gợi hứng thú, niềm đam mê ở nhân tài để họ phát huy được hết thế mạnh, sở trường của mình. Các công ty lớn thường thiếu hẳn một vị trí chuyên trách công tác trò chuyện với các nhân viên tài năng để nắm bắt liệu họ có hài lòng với công việc hiện tại hoặc mong muốn đảm nhận những công việc mới mà họ thật sự quan tâm hay không.

  1. Không trao đổi về triển vọng phát triển sự nghiệp
    Hầu hết nhân viên đều không chắc chắn họ sẽ làm gì trong 5 năm nữa, và chưa tới 5% có khả năng trả lời rành rẽ khi được hỏi. Tuy nhiên, 100% nhân viên đều mong muốn có những buổi trao đổi về tương lai của họ tại công ty. Nhất là với những nhân viên giỏi có đam mê với nghề, họ luôn mong muốn có được một lộ trình thăng tiến cụ thể và cơ hội phát triển năng lực cá nhân mỗi ngày.
  2. Thiếu sự cởi mở và ghi nhận
    Người tài luôn muốn chia sẻ ý tưởng của mình và được lắng nghe. Trên thực tế, nhiều công ty không có thái độ này, một khi công ty đã công bố tầm nhìn, chiến lược thì mọi ý kiến bình luận sẽ bị xem là điều phiền toái và là dấu hiệu cho thấy nhân viên không làm theo mệnh lệnh.

Trên thực tế, phần lớn người lao động nói rằng nếu họ được nhìn nhận tốt hơn, họ đã cảm thấy có động lực hơn trong công việc. Động viên đúng cách mang lại những hiệu suất làm việc và kết quả cao hơn. Khi doanh nghiệp không cởi mở và ghi nhận các kỹ năng của họ, họ có thể cảm thấy chưa được đánh giá cao, dẫn đến việc tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác.

  1. Đặt quá nhiều kì vọng và áp lực vào nhân tài
    Để công việc được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả, các doanh nghiệp có xu hướng giao cho cho nhân viên giỏi giải quyết tất cả những nhiệm vụ khó khăn, khiến họ luôn bận rộn với công việc trong khi những nhân viên yếu kém hơn lại thảnh thơi hơn. Thời gian đầu, có thể nhân viên sẽ cảm thấy tự hào vì được bạn tin tưởng nhưng về lâu về dài, những cảm xúc tiêu cực sẽ thay thế, họ sẽ nghĩ rằng công ty đang tìm cách “vắt kiệt” sức lao động của họ.

Một nhân viên dù có tài giỏi đến đâu nhưng nếu bị giao quá nhiều việc sẽ dễ bị quá tải và tìm lối thoát ở một nơi chốn khác. Tuy nhiên, đáng buồn là có khá ít các nhà quản lý nhận ra điều đó.

Thu hút và giữ chân nhân tài luôn là bài toán hàng đầu đặt ra cho bộ phận nhân sự tại các daonh nghiệp, làm sao để công ty có những chính sách tốt nhất để giữ chân nhân sự giỏi, đồng thời lôi cuốn, quy tụ nhiều người tài vào công việc. Bài viết trên đã chỉ ra một số lý do các công ty để mất nhân tài, hi vọng đó sẽ là những chia sẻ hữu ích và góp phần giúp các doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn trong bài toán quản trị nhân sự.

Cuộn lên trên cùng