Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố vô hình nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, là sợi dây gắn kết tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Hơn nữa, văn hóa giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh và tuyển dụng nhân sự. Vậy để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả nhất, các nhà lãnh đạo cần phải nắm được những kiến thức gì?
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp (Corporate culture) là khái niệm vô cùng quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại, nó ảnh hưởng tới thái độ, hành vi và hiệu quả làm việc của mỗi thành viên trong một tổ chức. Đặc biệt, văn hóa doanh nghiệp còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh.
Hiểu một cách đơn giản, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa của doanh nghiệp, được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty, từ đó tạo nên những quy tắc ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, chi phối các yếu tố như: suy nghĩ, hành vi, thái độ,… của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi công ty.
Mỗi công ty hay tổ chức gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau. Nhưng khi làm chung trong một doanh nghiệp, họ có cùng tần số với nhau ở nhiều phương diện liên quan tới doanh nghiệp đó. Những điểm chung này biểu thị văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào?
Theo một nghiên cứu của Deloitte, có đến 94% CEO và 88% nhân viên tin rằng, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành công của một doanh nghiệp. Văn hóa thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới các mặt vận hành khác nhau trong tổ chức. Một số vai trò của văn hóa doanh nghiệp phải kể tới đó là:
- Xác định giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp giúp cho nhân viên hiểu được giá trị cốt lõi, những việc cần phải làm và tập trung vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Củng cố giá trị tinh thần cho doanh nghiệp: Nhân viên được làm việc trong môi trường có văn hóa lành mạnh với sự quan tâm của ban lãnh đạo sẽ làm cho nhân viên có động lực để cống hiến hết mình trong công việc.
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Chất lượng cuộc sống nơi công sở có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất làm việc của nhân viên. Một công ty có văn hóa lành mạnh và tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên cảm thấy hạnh phúc, khuyến khích sự phát triển.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Theo Gallup, các doanh nghiệp sở hữu nhân viên hạnh phúc có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu nhân viên luôn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc, họ có thể làm việc nhiệt tình, tư vấn cho khách tận tâm và tràn đầy năng lượng như cách họ được đối xử tại công ty. Do đó, văn hóa doanh nghiệp không chỉ góp phần thúc đẩy hiệu suất của nhân viên mà còn góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Tạo ra nét riêng cho doanh nghiệp: Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi của mình và nhận biết được sự khác biệt với doanh nghiệp khác.
Xem thêm: Tại sao Văn hoá doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh khó sao chép?
Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Khi doanh nghiệp thành lập, văn hóa doanh nghiệp có thể được hình thành. Nhưng qua quá trình phát triển, để văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiệp cần có phương án xây dựng thật chuyên nghiệp và kỹ lưỡng.
Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp trải qua 6 bước như sau:
Bước 1: Phân tích doanh nghiệp
Trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bạn cần đánh giá xem văn hóa hiện tại của công ty là gì, đang ở đâu, thể hiện tốt không. Khi doanh nghiệp xuất hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực, lúc này cần đưa ra những phương án cải thiện ngay để tránh tạo ra môi trường tiêu cực, độc hại.
Dấu hiệu của văn hóa doanh nghiệp độc hại, tiêu cực có thể bao gồm:
- Nội bộ không có sự gắn kết: Mội trường mà bầu không khí làm việc lúc nào cũng căng thẳng, nặng nề, ai làm việc nấy, không quan tâm tới nhau, đây được xem là môi trường làm việc không tích cực, không gắn kết, không thể duy trì lâu dài.
- Ý thức kém: Nhân viên không có tính chủ động, tự giác trong công việc, không tập trung, tác phong chậm chạp, thường xuyên đi muộn về sớm, kỷ luật kém sẽ tạo ra văn hóa chây ì, lười nhác, rất dễ rơi vào khủng hoảng.
- Tuyển dụng nhân sự liên tục: Công tác quản lý của nhân sự yếu kém làm nhân viên cảm thấy không hài lòng, không có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.
- Có nhiều cuộc họp và các biện pháp kỷ luật khi có những sai lầm, nhưng có rất ít sự công nhận và khen thưởng.
- Mọi người không lên tiếng thảo luận, tương tác trong cuộc họp hoặc với sếp, nhân viên hay né tránh sếp, không muốn đi gần hoặc đi chung với sếp,…
Bước 2: Đưa ra mục tiêu khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Hãy đảm bảo đưa ra những mục tiêu rõ ràng về văn hóa mà bạn muốn xây dựng. Đảm bảo rằng mục tiêu cần phù hợp với định hướng chiến lược của công ty, tránh đưa ra các thông tin không rõ ràng, mơ hồ.
Bước 3: Xác định yếu tố xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi được xác định để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, điều này là những thứ thực sự giá trị, được coi trọng ở doanh nghiệp. Khi xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần phải trả lời câu hỏi:
- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp là gì?
- Hình ảnh của công ty được mọi người biến đến như thế nào?
- Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp với giá trị cá nhân của tập thể nhân viên hay không?
- Mục tiêu văn hóa mà doanh nghiệp hướng đến là gì?
Bước 4: Truyền tải các thông điệp một cách hiệu quả
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành khi các nhân viên đồng thuận và hiểu rõ về những lợi ích mà nó mang lại. Vì thế, khi xác định được văn hóa kiểu mẫu, lý tưởng cho tổ chức của mình, bạn hãy truyền đạt và diễn giải một cách cặn kẽ cho toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên để họ cùng hiểu và tuân thủ theo.
Với những nhân viên mới, nhân sự cần làm tốt quá trình onboarding để đảm bảo họ hiểu về văn hóa công ty. Tiếp đó, bạn có thể dùng những nền tảng như hệ thống quản lý học tập (LMS) để cung cấp cho nhân sự những giá trị cốt lõi cũng như những nền tảng văn hóa mà bạn đặt ra. Điều này giúp nhân viên có sự chủ động và linh hoạt trong việc tìm hiểu về văn hóa của doanh nghiệp và thẩm thấu những ý nghĩa đó tốt hơn.
Bước 5: Tiến hành triển khai văn hóa doanh nghiệp
Trước tiên, bạn cần thành lập một đơn vị phụ trách văn hóa doanh nghiệp: Ban lãnh đạo cần chỉ đạo trực tiếp và theo dõi quá trình triển khai văn hóa trong doanh nghiệp mình. Người phụ trách bao gồm quản lý của từng phòng ban và một số trợ lý. Ở một số doanh nghiệp, đơn vị phụ trách văn hóa doanh nghiệp được trao lại phần lớn quyền hạn cho Nhân sự và Truyền thông nội bộ.
Tiếp theo là công bố và truyền đạt văn hóa doanh nghiệp tới toàn bộ nhân viên: Sau khi ban hành quy định và quy chế chung, cần có buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và tập thể nhân viên về giá trị văn hóa công ty và kêu gọi hành động từ họ. Một điều quan trọng nữa đó là hãy đặt tên mình vào vị trí của nhân viên để hiểu và biết được các trở ngại khi thay đổi và giải quyết chúng.
Cuối cùng là ổn định và phát triển văn hóa: Việc phát triển văn hóa cần được duy trì lâu dài và cần sự bồi đắp bền bỉ. Đầu tiên bạn cần bắt đầu từ các hoạt động thực tiễn như:
- Truyền đạt và nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, đặt văn hóa và giá trị cốt lỗi vào chất lượng mỗi sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo những thông tin truyền thông bên ngoài phản ánh cùng các giá trị,…
- Triển khai các hoạt động văn hóa công ty cụ thể như đồng phục, nghi thức, team building, hệ thống khen thưởng, du lịch công ty,…
- Xây dựng hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Bước 6: Đo lường hiệu quả triển khai văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cần được nhà quản lý đánh giá một cách cẩn thận. Thường xuyên đo lường các yếu tố trên sẽ giúp bạn giải quyết kịp thời các vấn đề còn sót lại và tạo nên một văn hóa lạnh mạnh hơn cho tổ chức.
- Khảo sát: Phương pháp khảo sát hàng năm sẽ tạo cơ hội để nhân viên phản hồi, góp ý về các giá trị của công ty, đánh giá sự phù hợp của chúng với hoạt động hàng ngày và với giá trị của nhân viên. Từ kết quả khảo sát, bạn có thể nghiên cứu và định hình lại văn hóa của mình theo sự hài lòng của nhân viên.
- Đo lường bằng các chỉ số: Trong thời đại phát triển hiện nay, mọi thước đo, hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp, đều được thể hiện dưới dạng thông tin và con số. Sau đây là 3 chỉ số KPI quan trọng để định hướng, cải thiện và phát triển văn hóa công ty thành công: Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên, Employee Satisfaction Index (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên.
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của một số công ty hàng đầu thế giới
Trong thời buổi cạnh tranh để thu hút ứng viên như ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư xây dựng văn hóa để thu hút nhân tài và tạo dựng niềm tự hào về công ty cho các nhân viên.
Sau đây là một số ví dụ về văn hóa doanh nghiệp tại một số công ty hàng đầu thế giới có chế độ phúc lợi tốt cho nhân sự của mình đó là:
Văn hóa sáng tạo của Google
Google trải qua nhiều thay đổi về quy mô, dịch vụ sản phẩm, logo,… nhưng công ty này vẫn luôn tập trung xây dựng hạnh phúc của nhân viên vì họ tin rằng điều này giúp năng suất làm việc cao hơn. Google luôn tập trung vào sự sáng tạo, đổi mới và tự do trong làm việc, nhân viên được khuyến khích đóng góp những ý tưởng mới và tạo ra sản phẩm độc đáo.
Google cung cấp rất nhiều quyền lợi cho nhân viên gồm các bữa ăn, khám bệnh miễn phí, trợ cấp đi lại,… thậm chí còn cho phép nhân viên mang theo thú cưng đi làm. Điều đặc biệt là “gã khổng lồ” này tập trung vào sự đa dạng, công bằng với nhiều chính sách hỗ trợ cho nhân viên nữ và nhóm thiểu số.
Microsoft
Văn hóa doanh nghiệp của Microsoft tập trung vào khách hàng và sự đổi mới. Giống như Google, Microsoft cũng tập trung khuyến khích các ý tưởng mới và sự phát triển của nhân viên, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, ấn tượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Microsoft không chỉ chi trả chi phí gym & fitness cho nhân viên mà cung cấp cả các thực phẩm lành mạnh tại các quán cà phê trong khuôn viên. Công ty còn cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe miễn phí cho nhân sự và cả gia đình của họ. Nhân viên sẽ được kiểm tra các bệnh, nhận lời khuyên chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ.
Văn hóa doanh nghiệp của Facebook
Facebook cung cấp đồ ăn, không gian làm việc mở, thảo luận trực tiếp,… giúp nhân viên có cơ hội được học hỏi và phát triển. Bên cạnh đó, Facebook luôn biết cách giúp cho nhân viên cảm thấy họ có giá trị và được tin tưởng. Nhân viên cũng rất tôn trọng sứ mệnh của công ty và luôn cố gắng cho công việc.
Nhân viên tại Facebook được giao nhiệm vụ dựa trên những thế mạnh chứ không chỉ là chức danh. Ở Facebook, nhân viên luôn được giao nhiệm vụ dựa trên thế mạnh chứ không ở chức danh. Họ cũng được khuyến khích đặt câu hỏi và phản biện lại người quản lý của mình.
Văn hóa công ty của Adobe
Đây là một trong những công ty có văn hóa tạo ra thách thức cho nhân viên bằng những dự án khó. Tiếp đó, công ty đưa ra những hỗ trợ cần thiết giúp họ hoàn thành. Cũng giống như những ông lớn ở trên, Adobe cung cấp cả lợi ích lớn, doanh nghiệp tập trung vào việc tránh chiến thuật quản lý nhỏ lẻ để giúp nhân viên tin rằng mình sẽ làm tốt.
Sản phẩm của Adobe thiên về sáng tạo và khi công ty tránh quản lý kiểu chi tiết, theo sát nhân viên liên tục bằng KPIs họ mới cảm thấy được tự do và tạo ra được sản phẩm hoàn hảo.
Người quản lý có vai trò hỗ trợ và cho phép họ đặt mục tiêu vào bảo đảm đạt được chúng. Công ty cũng tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên để nhân viên phát triển kỹ năng.
Nhìn một cách tổng quan, mỗi tổ chức sẽ có một góc nhìn, quan điểm về văn hóa doanh nghiệp cũng như cách thức xây dựng văn hóa bền vững. Nhưng điều quan trọng là mỗi cá nhân trong tổ chức phải hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa hóa doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng và phát triển.
OOS Software có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để nhận tư vấn cho Doanh nghiệp của bạn.