NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Để có lực lượng lao động chất lượng để duy trì sản xuất và phát triển doanh nghiệp một cách vững vàng, đào tạo là quá trình cần thiết. Thế nhưng làm thế nào để đào tạo đạt được hiệu quả và tránh được những sai lầm? Những sai lầm thường gặp trong quá trình lập kế hoạch đào tạo của các doanh nghiệp sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp của bạn

Đào tạo là phương thức hiệu quả để bổ sung và phát triển những kỹ năng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng người lao động, từ đó giúp doanh nghiệp có những bước tiến vững chắc trong tương lai với nội lực mạnh mẽ từ bên trong.

Muốn đào tạo hiệu quả, dựa trên cơ sở thực tiễn và mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, một kế hoạch đào tạo chi tiết, bài bản là không thể thiếu. Thế những, không phải ai cũng thành công trong việc lập một kế hoạch đào tạo hiệu quả, vậy sai lầm thường gặp trong quá trình lập kế hoạch đào tạo là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1) Không thực hiện nghiêm túc hoặc bỏ qua luôn khâu khảo sát năng lực thực tế của người lao động hiện tại trong doanh nghiệp, tổ chức

Để việc đào tạo đạt hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao năng lực người lao động theo đúng khung năng lực của phòng ban, tổ chức thì việc khảo sát năng lực thực tế của nhân viên để tìm ra những năng lực khuyết thiếu, cần phát huy và từ đó đưa ra những kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo phù hợp là một việc làm cần thiết để tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền của một cách vô ích.

2) Xác định sai phương pháp đào tạo

Căn cứ vào năng lực của nhân viên cũng như nhu cầu về những năng lực, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc và phát triển con người của tổ chức mà người lên kế hoạch đào tạo sẽ xác định phương pháp đào tạo phù hợp và hiệu quả nhất. Khâu này cũng góp phần gia tăng hiệu quả trong đào tạo và tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền của một cách vô ích.

Về cơ bản đào tạo có thể phân thành 3 hương pháp, cụ thể như sau:

  • Phương pháp đào tạo tại chỗ:
    • Tổ chức lớp đào tạo tại chỗ bằng chính những người có chuyên môn cao ngay trong tổ chức, doanh nghiệp.
    • Tổ chức buổi hội thảo – giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho toàn công ty.
  • Phương pháp đào tạo bên ngoài:
    • Cử những nhân viên cần đào tạo đi học lớp chuyên môn/ kỹ năng cần thiết.
    • Thuê đối tác liên kết đào tạo.
  • Phương pháp đào tạo trong công việc:
    • kèm cặp, chỉ dẫn
    • Luân chuyển vị trí công việc

3) Lập kế hoạch đào tạo không có căn cứ

Để kế hoạch đào tạo sát với nhu cầu thực tế, việc căn cứ vào những điều kiện thực tế như thực trạng năng lực của người lao động, khung năng lực yêu cầu của các phòng ban, mục tiêu, mong muốn phát triển của doanh nghiệp để từ đó đưa ra một kế hoạch đào tạo là vô cùng cần thiết. Bởi nếu không căn cứ vào những điều kiện này việc lập kế hoạch sẽ trở nên xa rời thực tế, không có tính khả thi.

4) Lên kế hoạch đào tạo nhưng không lên kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo

Nhiệm vụ của đào tạo là để nâng cao năng lực của người lao động, phục vụ cho một mục tiêu nào đó, ví dụ như nâng cao năng lực quản lý hoặc bổ sung kỹ năng còn thiếu nào đó của nhân viên để họ có thể làm tốt một số công việc được giao. Do đó, bên cạnh kế hoạch đào tạo người lập kế hoạch phải nắm rõ mục đích của việc đào tạo này là gì và laapk một kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo.

Trong mỗi khoản đầu tư, doanh nghiệp đều phảu tối ưu hóa nó thì mới có thể đem lại lợi nhuận hoặc đáp ứng đúng những kỳ vọng ban đầu để phục vụ cho mục tiêu phát triển chung. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài mục đích đó. Do vậy, cần phải có một kế hoạch cụ thể, chi tiết để tránh những sai lầm gây thiệt hại không đáng có. Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn lập kế hoạch đào tạo thành công. Đừng quên để lại những ý kiến đóng góp của bạn để hoàn thiện hơn kho tàng kiến thức chung nhé.

Cuộn lên trên cùng