4 bước xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp

Tuyển dụng sai người không khác nào là “liều thuốc độc” với doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp đang trong đà tăng trưởng. Không chỉ gây tốn kém về mặt chi phí và thời gian, những nhân sự không phù hợp còn dễ khiến công ty/ bộ phận lâm vào trạng thái mất tinh thần, giảm năng suất thậm chí là gặp phải các rắc rối về pháp lý. Vậy làm thế nào để “tuyển dụng đúng”? Để trong hàng chục, hàng trăm thậm chí là hàng nghìn CV ứng viên đổ về hàng năm những nhà tuyển dụng có thể đủ tỉnh táo để nhận ra được đâu là “ứng viên tiềm năng” cho công việc và văn hóa của công ty?

Chân dung ứng viên tiềm năng là gì?

 

Giống với việc xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng để phục vụ cho việc bán hàng, chân dung ứng viên tiềm năng (candidate persona) là bản miêu tả chi tiết về ứng viên mà nhà tuyển dụng mong muốn được chiêu mộ về công ty. Nó không chỉ thể hiện tinh thần, ý chí tuyển dụng của công ty mà còn giúp các ứng viên tự đánh giá mức độ phù hợp của mình trước khi nộp CV. Chân dung ứng viên tiềm năng được xây dựng dựa trên các đặc điểm và tiêu chí của vị trí tuyển dụng bao gồm các thông tin như:

  • Độ tuổi, trình độ học vấn
  • Số năm kinh nghiệm làm việc
  • Công việc đảm nhận qua từng năm
  • Mục tiêu, tham vọng trong công việc
  • Tần suất thay đổi công việc 
  • Thành tích đạt được
  • Những khó khăn gặp phải tại nơi làm việc
Chân dung ứng viên tiềm năng là gì?
Chân dung ứng viên tiềm năng là gì?

Hãy nhớ rằng một bản chân dung chi tiết, thấu hiểu về doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng thì càng giúp các nhà tuyển dụng nhanh chóng đến gần với một nhân sự tuyệt vời.

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng

Nếu như trong chuyện yêu đương, kết hôn chúng ta luôn có những “hình mẫu lý tưởng” để theo đuổi: anh ta khoảng trên dưới 30 tuổi, có công việc ổn định, có thể chưa giàu nhưng có ý chí vươn lên, là người yêu động vật, hướng về gia đình,… Đó là những yếu tố giúp chúng ta loại trừ những người không có cùng chung giá trị cuộc sống mình theo đuổi, người đáp ứng được 80% các yêu cầu là ứng cử viên vàng để tiến đến hôn nhân. Tương tự như vậy, chân dung ứng viên tiềm năng giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ các “giá trị vàng” mà công ty theo đuổi và loại trừ các ứng viên chưa phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập các tài liệu tuyển dụng thu hút ứng viên: 

  • Bản mô tả công việc (Job Description)
  • Các chế độ lương thưởng, phúc lợi, văn hóa công ty sẽ thu hút các ứng viên tiềm năng, 
  • Nguồn, kênh tuyển dụng phù hợp
  • Các loại form ứng tuyển, thư giới thiệu về doanh nghiệp, thư mời nhận việc,…
  • Chương trình hội nhập, onboarding,…

Sau khi thiết lập các tiêu chuẩn, các yếu tố thu hút ứng viên một cách rõ ràng và chi tiết nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng chọn lọc được các ứng viên phù hợp ngay từ vòng hồ sơ và chất lượng của các buổi phỏng vấn sẽ được nâng cao đáng kể khi bạn biết mình đang tìm kiếm điều gì từ người tham gia phỏng vấn. Một nhân sự được tuyển đúng vào vị trí công ty cần, họ không chỉ tiết kiệm đối đa chi phí tuyển dụng mà còn giúp công ty gia tăng hiệu suất làm việc của một mảng công việc, thay với các vị trí quan trọng thì có thể mang lại hiệu quả, thúc đẩy tinh thần làm việc của toàn công ty.

Xem thêm: Xây dựng quy trình tuyển dụng 5 bước thu hút nhân tài cho doanh nghiệp 

4 bước xây dựng chân dung ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. 

4 bước xây dựng chân dung ứng viên phù hợp với doanh nghiệp
4 bước xây dựng chân dung ứng viên phù hợp với doanh nghiệp

Hiểu rõ về doanh nghiệp. 

Một ứng viên tiềm năng không phải là ứng viên giỏi nhất mà là ứng viên phù hợp nhất với công ty. Vậy thế nào là một ứng viên phù hợp với công ty? Đây là câu hỏi đòi hỏi những người làm tuyển dụng phải có sự thấu hiểu về lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh, giá trị cốt lõi, văn hóa công ty. Từ những hiểu biết này chúng ta có thể đưa ra các phẩm chất mà công ty tìm kiếm ở các ứng viên. Bạn sẽ dễ dàng hình dung được phải là người có quá trình làm việc như thế nào mới đáp ứng được sự yêu cầu của công ty?

Hiểu về vị trí tuyển dụng

Sau khi hiểu rõ các mong muốn của doanh nghiệp, tiếp theo người làm tuyển dụng phải hiểu về vị trí tuyển dụng. Không đơn giản là đó là vị trí gì, hay là những bản yêu cầu về công việc mà các phòng ban cung cấp, thử thách cho phòng nhân sự là nắm bắt được các đặc điểm, yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm của từng vị trí. Đâu là yếu tố quan trọng, đâu là yếu tố gây nhiễu trong từng bản CV của ứng viên, vị trí này theo mô hình của công ty có gì khác biệt so với thị trường? Văn hóa của các phòng ban có gì cần phải lưu ý, họ “mong mỏi” điều gì về người mình sắp làm việc cùng?

Làm rõ các tiêu chí quan trọng trong chân dung ứng viên tiềm năng

Sau khi làm rõ về các kì vọng của vị trí tuyển dụng, đã đến lúc chúng ta phải cụ thể hóa bằng các tiêu chí được mô tả chi tiết và chấm điểm cho từng phần để việc chọn lọc ứng viên giảm bớt sự cảm tính. (Điểm số tùy thuộc vào sự phân chia và mức độ phù hợp của từng doanh nghiệp)

Bảng mô tả Chân dung ứng viên tiềm năng

Tiêu chí  Nội dung 
Khu vực Vị trí mà công ty muốn ứng viên làm việc, việc ứng viên ở xa hay gần khu vực làm việc cùng quyết định khá nhiều cho khả năng gắn bó cho doanh nghiệp.
Độ tuổi Tùy thuộc vào từng vị trí tuyển dụng nhà tuyển dụng cũng cần khoanh vùng các độ tuổi phù hợp. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các nhân sự đang làm việc lại công ty cũng nên được cân nhắc khi đưa ra độ tuổi tuyển dụng để các nhân sự mới và cũ dễ dàng hòa hợp, gắn kết.
Giới tính Giới tính hiện không còn có tính phân biệt quá rõ ràng trong đa số các ngành nghề, tuy nhiên ở một số các vị trí có những yêu cầu đặc biệt về dịch vụ hoặc sức khỏe thì đây cũng là vấn đề các nhà tuyển dụng nên lưu ý thêm.
Học vấn và bằng cấp liên quan Đây là yếu tố làm cơ sở để đánh giá đầu tiên với ứng viên cho các vị trị chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, với các vị trí mang tính học thuật cao thì cũng là yếu tố cần quan tâm
Kinh nghiệm Không chỉ đơn giản là ứng viên có bao nhiêu năm kinh nghiệm, làm việc ở công ty hay vị trí nào. Nhà tuyển dụng cần mô tả chi tiết những kinh nghiệm cần thiết cho vị trí công việc tuyển dụng tại công ty và đối chiếu nó với kinh nghiệm mà ứng viên có để so sánh mức độ phù hợp.
Kỹ năng Kỹ năng làm việc thường bị các ứng viên bỏ quên hoặc ghi khá chung chung, là một nhà tuyển dụng bạn cần hiểu rõ kỹ năng lý tưởng cho vị trí tuyển dụng là gì? Kỹ năng đó sẽ được thể hiện thông các công việc, kinh nghiệm cũ của ứng viên như thế nào? Và đừng xem xét qua loa!
Mục tiêu nghề nghiệp  Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp cũng như là thiết lập con đường phát triển của ứng viên tại công ty. Một ứng viên có định hướng phát triển cá nhân giống với định hướng của một công ty sẽ có xu hướng cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty đó. Câu hỏi đặt ra là: “Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?”
Sở thích và văn hóa Đừng bỏ qua tiêu chí có vẻ “phụ” này. Đây là tiêu chí giúp nhà tuyển có thể xác định phần “con người” ứng viên có tố chất, tính cách, văn hóa phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp hay không? Một ứng viên có sở thích, tính cách, văn hóa phù hợp với công ty sẽ dễ được chào đón một cách tự nhiên nhất bởi chính các nhân sự khác.

Xem thêm: 10 bước xây dựng quy trình tuyển dụng chuẩn cho doanh nghiệp

Xây dựng ngân hàng ứng viên – CVs Pool

Sau khi thiết lập các tiêu chí nội tại, các nhà tuyển dụng cần so sánh các tiêu chí của doanh nghiệp với mức độ đáp ứng và các tiêu chuẩn của thị trường lao động: các đặc điểm chung của ứng viên, tiêu chí, yêu cầu của các ứng viên đối với công việc, môi trường, chế độ và văn hóa công ty. Việc này sẽ giúp cho chúng ta không xây dựng ra các hình mẫu ứng viên chỉ tồn tại trong tưởng tượng, hoặc chỉ có thể có ở “trên trời”. Có rất nhiều cách để các doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của thị trường lao động, nhưng một trong những cách tối ưu nhất nhưng ít được chú trọng, gây lãng phí nguồn lực là – Xây dựng ngân hàng ứng viên – CVs Pool. 

Một ngân hàng ứng viên cho phép các nhà tuyển dụng lưu trữ, phân loại các ứng viên theo từng vị trí và từng đợt tuyển dụng của công ty. Từ đó, nhà tuyển dụng có thế dễ dàng thống kê các dữ liệu tuyển dụng, tìm ra các đặc điểm của từng mùa tuyển dụng và các đặc thù của từng vị trí thay đổi theo thời gian. Kết hợp với các tiêu chí nội tại đã được xây dựng trước đó, cùng với dữ liệu ứng viên được lưu trữ theo thời gian, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng thiết lập được một chân dung ứng viên tiềm năng và phù hợp với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, xây dựng một ngân hàng ứng viên còn giúp phòng nhân sự tiết kiệm tối đa chi phí tuyển dụng, khi các hồ sơ ứng viên đổ về và được sàng lọc trong đợt tuyển dụng này sẽ là những dữ liệu hữu ích, nhưng ứng viên tiềm năng cho đợt tuyển dụng sau. Tận dụng triệt để Ngân hàng ứng viên sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc chiêu mộ nhân tài.

Thiết kế ngân hàng ứng viên đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới của quản trị nhân sự hơn là sự lưu trữ thủ công theo file excel hay các folder trên driver. Vậy nên, để xây dựng một ngân hàng ứng viên hoạt động hiệu quả các nhà tuyển dụng nên tìm đến các đơn vị cung cấp phần mềm quản trị nhân sự chuyên sâu để được tư vấn theo từng mô hình và nhu cầu của từng doanh nghiệp. 

Tổng kết

Việc xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng là điều đặc biệt quan trọng mà các doanh nghiệp cần hướng đến trong quá trình tuyển dụng hiệu quả và là xu hướng tuyển dụng mới giúp cả ứng viên tiềm năng và doanh nghiệp có thể tìm thấy nhau thị trường tuyển dụng rộng lớn. Nếu anh/ chị đang quan tâm đến một giải pháp tuyển dụng chuyên sâu cho doanh nghiệp của mình hãy liên hệ với OOS ngay hôm nay!

OOS Software có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để nhận tư vấn Phần mềm Tuyển dụng cho Doanh nghiệp của bạn.

Cuộn lên trên cùng